Mức phụ cấp ưu đãi nhà giáo mới nhất và cách tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo mới nhất năm 2023 như thế nào?

Tôi muốn hỏi mức phụ cấp ưu đãi nhà giáo mới nhất và cách tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo mới nhất năm 2023 như thế nào? - câu hỏi của chị L.B.Y (Tây Ninh).

Mức phụ cấp ưu đãi nhà giáo mới nhất năm 2023 như thế nào?

Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 244/2005/QĐ-TTg có quy định mức phụ cấp ưu đãi nhà giáo tại các cơ sở giáo dục công lập như sau:

Đối tượng

Mức phụ cấp

Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

(trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);

Mức phụ cấp 25%

Đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;

Mức phụ cấp 30%

Đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;

Mức phụ cấp 35%

Đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề

Mức phụ cấp 40%

Đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng;

Mức phụ cấp 45%

Đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Mức phụ cấp 50%

Trước đó, Bộ Giáo dục và đào tạo đã Thống nhất tăng phụ cấp ưu đãi giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học công lập

Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và đào tạo, tại phiên toàn thế lần thứ 5 giữa Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội chiều ngày 27/5/2023.

Phiên họp đã thảo luận báo cáo kết quả hoạt động từ Kỳ họp thứ 4 đến Kỳ họp thứ 5 và dự kiến công tác 6 tháng cuối năm 2023 của Uỷ ban thuộc các lĩnh vực: văn hóa, du lịch, tôn giáo; giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non; giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thông tin, truyền thông, thể thao; thanh niên và trẻ em; báo cáo kết quả hoạt động của nhóm pháp luật; báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đào tạo trình độ tiến sĩ.

Trong đó, nội dung đáng chú ý tại phiên họp là việc thay đổi phụ cấp ưu đãi nhà giáo của giáo viên mầm non và tiểu học.

Mức phụ cấp ưu đãi nhà giáo mới nhất và cách tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo mới nhất năm 2023 như thế nào?

Mức phụ cấp ưu đãi nhà giáo mới nhất và cách tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo mới nhất năm 2023 như thế nào? (Hình từ Internet)

Cách tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo mới nhất năm 2023 như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về cách tính mức phụ cấp dành cho các giáo viên tại các cơ sở giáo dục công lập như sau:

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

Trong đó, căn cứ tại Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
3. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
4. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Theo như quy định trên, năm 2023 mức lương tối thiểu chung (lương cơ sở) để tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo là 1.800.000 đồng/tháng.

Điều kiện để được áp dụng phụ cấp ưu đãi nhà giáo là gì?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC (sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 27/2018/TT-BGDĐT) quy định điều kiện để được hưởng phụ cấp ưu đãi nhà giáo như sau:

- Đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các hạng có các kí tự đầu của mã số hạng là V.07) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi.

- Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo

- Ngoài ra, không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:

+ Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP;

+ Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

+ Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

+ Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;

+ Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
3,015 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào