Mức phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp mới nhất 2023 được quy định ra sao?
Mức phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp mới nhất 2023 được quy định ra sao?
Căn cứ Thông tư 207/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp do Bộ Tài chính ban hành.
Mức phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp mới nhất hiện nay được áp dụng theo Biểu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 207/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 14/2018/TT-BTC.
Tải Biểu phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp Tại đây.
Mức phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp mới nhất 2023 được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Thời hạn kê khai, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp của tổ chức thu phí là khi nào?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 207/2016/TT-BTC như sau:
Kê khai, nộp phí, lệ phí
1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
...
Theo đó, thời hạn kê khai, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp của tổ chức thu phí được xác định chậm nhất là trước ngày 05 hàng tháng.
Trường hợp nào tổ chức thu phí được trích lại 80% số tiền phí thu được?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 207/2016/TT-BTC về quản lý phí, lệ phí thu được trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp như sau:
Quản lý phí, lệ phí
1. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.
2. Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ thì được trích lại 80% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ. Nộp 20% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
3. Tổ chức thu lệ phí nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì tổ chức thu phí được trích 80% số tiền thu phí để trang trải chi phí khi là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 120/2016/NĐ-CP.
Theo đó, dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 120/2016/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc quản lý và sử dụng phí
1. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5 Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách nhà nước.
Cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động bao gồm:
a) Cơ quan thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
b) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
c) Cơ quan công an, quốc phòng được giao cung cấp dịch vụ, phục vụ công việc quản lý nhà nước được thu phí theo quy định của Luật phí và lệ phí.
Như vậy, tổ chức thu phí là các cơ quan nhà nước theo quy định nêu trên thì được trích 80% số tiền thu phí để trang trải chi phí, 20% còn lại nộp vào ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.