Mức phạt đối với hành vi từ chối gửi báo cáo quyết toán thu chi ngân sách là bao nhiêu theo quy định mới?
- Các đơn vị được kiểm toán phải gửi báo cáo quyết toán thu chi ngân sách vào đầu hay cuối năm ngân sách?
- Mức phạt đối với hành vi từ chối gửi báo cáo quyết toán thu chi ngân sách là bao nhiêu theo quy định mới?
- Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm lĩnh vực kiểm toán nhà nước thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước thì có bị phạt tiền không?
Các đơn vị được kiểm toán phải gửi báo cáo quyết toán thu chi ngân sách vào đầu hay cuối năm ngân sách?
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, dự toán kinh phí của các đơn vị được kiểm toán
1. Kết thúc năm ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, dự toán kinh phí năm sau cho Kiểm toán nhà nước.
2. Bộ Tài chính, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi báo cáo thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm cho Kiểm toán nhà nước.
3. Tổng Kiểm toán nhà nước quy định cụ thể về thời gian, nơi nhận báo cáo theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì các đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm gửi báo cáo quyết toán ngân sách cho Kiểm toán nhà nước khi kết thúc năm ngân sách.
Thời gian cụ thể được quy định tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 03/2019/QĐ-KTNN.
Mức phạt đối với hành vi từ chối gửi báo cáo quyết toán thu chi ngân sách là bao nhiêu theo quy định mới?
Mức phạt đối với hành vi từ chối gửi báo cáo quyết toán thu chi ngân sách là bao nhiêu theo quy định mới?
Ngày 28/02/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, phiên họp thứ 20 thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 (sau đây gọi chung là "Pháp lệnh").
Theo đó, tại Điều 8 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm khi từ chối gửi báo cáo quyết toán thu chi ngân sách như sau:
Hành vi vi phạm quy định về gửi báo cáo định kỳ
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý đến 15 ngày so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 15 ngày đến 30 ngày so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 30 ngày đến 60 ngày so với thời hạn quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 60 ngày trở lên so với thời hạn quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi từ chối gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, theo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 thì mức xử phạt áp dụng cho hành vi từ chối gửi báo cáo quyết toán thu chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước là từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Trong đó, mức phạt được đề cập nêu trên là mức phạt dành cho cá nhân vi phạm. Trường hợp chủ thể từ chối gửi báo cáo quyết toán là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm lĩnh vực kiểm toán nhà nước thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước thì có bị phạt tiền không?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 4 Pháp lệnh như sau:
Đối tượng bị xử phạt
...
3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, có thể thấy trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm lĩnh vực kiểm toán nhà nước thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước thì sẽ không bị xử phạt tiền mà thay vào đó sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/05/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.