Mức lương cao nhất của giáo viên mầm non công lập hạng 3 mới nhất năm 2023 là bao nhiêu theo quy định?
Mức lương cao nhất của giáo viên mầm non công lập hạng 3 mới nhất năm 2023 là bao nhiêu theo quy định?
Căn cứ theo điêm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương giáo viên mầm non công lập hiện nay như sau:
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
b) Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
c) Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở hiện nay là: 1.800.000 đồng/tháng.
Theo đó hệ số lương của giáo viên mầm non hạng 3 là từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên và Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì mức lương cao nhất đối với giáo viên mầm non hạng II hiện nay là: 8.802.000 đồng/tháng.
*Lưu ý: Mức lương trên chỉ là lương theo hệ số, chưa bao gồm các khoản phụ cấp khác theo quy định.
Mức lương cao nhất của giáo viên mầm non công lập hạng III mới nhất năm 2023 là bao nhiêu theo quy định? (Hình từ internet)
Giáo viên mầm non công lập hạng 3 phải đáp ứng tiêu chuẩn gì về trình độ, chuyên môn?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, quy định về tiêu chuẩn của giáo viên mầm non công lập hạng III như sau:
(1) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
(2) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục mầm non và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao;
- Có kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; có khả năng sư phạm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
- Biết phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ em và cộng đồng trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Biết quản lý, sử dụng, bảo quản và giữ gìn có hiệu quả tài sản cơ sở vật chất, thiết bị của nhóm/Lớp, trường;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
Có bao nhiêu hình thức thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non?
Căn cứ khoản 2 Điều 31 Luật viên chức 2010 quy định như sau:
Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp
1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;
b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.
2. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
3. Viên chức được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ thể quy trình, thủ tục thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức, phân công, phân cấp việc tổ chức thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức.
Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức chủ trì, phối hợp với Bộ Nội Vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn Chức danh nghề nghiệp; điều kiện thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức.
Tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thay đổi chức danh nghề nghiệp
Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;
2. Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
3. Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên được thực hiện thông qua thi hoặc xét.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.