Mức chi cho các hoạt động soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật năm 2022: Soạn thảo Luật mới được chi lên đến 18 triệu đồng?

Tôi muốn biết để hoàn thiện, bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay cần chi khoảng bao nhiêu tiền? Cụ thể như soạn thảo Luật thì được trả bao nhiêu ạ? Cảm ơn!

Chi soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo văn bản bao nhiêu?

Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 42/2022/TT-BTC (sửa đổi khoản 1 Điều 4 Thông tư 338/2016/TT-BTC) về mức chi soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo văn bản như sau:

- Đối với luật, pháp lệnh:

+ Dự án luật, pháp lệnh ban hành mới hoặc thay thế: mức chi 6.700.000 đồng/đề cương;

+ Dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 5.700.000 đồng/đề cương.

- Đối với nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên tịch, nghị định của Chính phủ:

+ Văn bản ban hành mới hoặc thay thế: mức chi 4.500.000 đồng/đề cương;

+ Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 3.500.000 đồng/đề cương.

- Đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

+ Văn bản ban hành mới hoặc thay thế: mức chi 3.500.000 đồng/đề cương;

+ Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 2.200.000 đồng/đề cương.

- Đối với thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:

+ Văn bản ban hành mới hoặc thay thế: mức chi 2.200.000 đồng/đề cương;

+ Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 1.500.000 đồng/đề cương.

- Đối với thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước:

+ Văn bản ban hành mới hoặc thay thế: mức chi 1.500.000 đồng/đề cương;

+ Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 1.200.000 đồng/đề cương.

- Đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt:

+ Văn bản ban hành mới hoặc thay thế: mức chi 1.500.000 đồng/đề cương;

+ Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 950.000 đồng/đề cương.

Mức chi các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay?

Mức chi cho các hoạt động soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật năm 2022: Soạn thảo Luật mới được chi lên đến 18 triệu đồng? (Hình từ internet)

Mức chi cho hoạt động soạn thảo văn bản bao nhiêu?

Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 42/2022/TT-BTC (sửa đổi khoản 2 Điều 4 Thông tư 338/2016/TT-BTC) về mức chi cho hoạt động soạn thảo văn bản như sau:

- Đối với luật, pháp lệnh:

+ Dự án luật, pháp lệnh ban hành mới hoặc thay thế: mức chi 18.000.000 đồng/dự thảo văn bản;

+ Dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 11.000.000 đồng/dự thảo văn bản.

- Đối với nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên tịch, nghị định của Chính phủ:

+ Văn bản ban hành mới hoặc thay thế: mức chi 11.000.000 đồng/dự thảo văn bản;

+ Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 6.500.000 đồng/dự thảo văn bản.

- Đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

+ Văn bản ban hành mới hoặc thay thế: mức chi 9.000.000 đồng/dự thảo văn bản;

+ Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 6.000.000 đồng/dự thảo văn bản.

- Đối với thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:

+ Văn bản ban hành mới hoặc thay thế: mức chi 6.000.000 đồng/dự thảo văn bản;

+ Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 5.000.000 đồng/dự thảo văn bản.

- Đối với thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước; nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt:

+ Văn bản ban hành mới hoặc thay thế: mức chi 4.800.000 đồng/dự thảo văn bản;

+ Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 4.000.000 đồng/dự thảo văn bản.

Như vậy, mức chi dự án luật, pháp lệnh ban hành mới hoặc thay thế là 18.000.000 đồng/dự thảo văn bản.

Mức chi soạn thảo các báo cáo phục vụ công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật?

Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 42/2022/TT-BTC (sửa đổi khoản 2 Điều 4 Thông tư 338/2016/TT-BTC) quy định về mức chi soạn thảo các báo cáo phục vụ công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật như sau:

- Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:

+ Đối với luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: mức chi 10.000.000 đồng/tờ trình;

+ Đối với Nghị định của Chính phủ: mức chi 6.000.000 đồng/tờ trình;

+ Đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: mức chi 3.000.000 đồng/tờ trình.

- Ban tổng hợp, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý:

+ Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; dự án, dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành mới hoặc thay thế: mức chi 2.000.000 đồng/bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý;

+ Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; dự án, dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 1.500.000 đồng/bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý;

+ Đối với đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân; dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: mức chi 900.000 đồng/bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý đối với văn bản ban hành mới, thay thế; 600.000 đồng/bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý đối với văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều;

+ Đối với dự thảo các văn bản còn lại: mức chi 1.200.000 đồng/bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý.

- Báo cáo nhận xét, đánh giá của người phản biện, thành viên hội đồng thẩm định, báo cáo tham luận:

+ Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; dự án, dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành mới hoặc thay thế: mức chi 2.000.000 đồng/báo cáo;

+ Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; dự thảo dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 1.500.000 đồng/báo cáo;

+ Đối với đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân; dự thảo nghị quyết ban hành mới hoặc thay thế của Hội đồng nhân dân, quyết định ban hành mới hoặc thay thế của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: mức chi 500.000 đồng/báo cáo; đối với văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 300.000 đồng/báo cáo;

+ Đối với dự thảo các văn bản còn lại: mức chi 1.200.000 đồng/báo cáo.

- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách:

+ Đối với luật, pháp lệnh: mức chi 20.000.000 đồng/báo cáo.

+ Đối với nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: mức chi 16.000.000 đồng/báo cáo.

+ Đối với nghị định của Chính phủ: mức chi 12.000.000 đồng/báo cáo.

+ Đối với các văn bản còn lại: mức chi 8.000.000 đồng/báo cáo.

+ Báo cáo đánh giá tác động đối với những chính sách mới theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: mức chi 10.000.000 đồng/báo cáo.

- Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo (nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới)

+ Đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: mức chi 5.000.000 đồng/báo cáo.

+ Đối với nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước: mức chi 4.000.000 đồng/báo cáo.

+ Đối với các văn bản còn lại: mức chi 2.000.000 đồng/báo cáo.

- Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản (nếu trong dự án, dự thảo có quy định thủ tục hành chính)

+ Đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: mức chi 5.000.000 đồng/bản đánh giá thủ tục hành chính.

+ Đối với nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước: mức chi 4.000.000 đồng/bản đánh giá thủ tục hành chính.

+ Đối với các văn bản còn lại: mức chi 2.000.000 đồng/bản đánh giá thủ tục hành chính.

- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật:

+ Đối với luật, pháp lệnh: mức chi 9.000.000 đồng/báo cáo;

+ Đối với nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên tịch: mức chi 7.500.000 đồng/báo cáo;

+ Đối với nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ: mức chi 6.000.000 đồng/báo cáo;

+ Đối với các văn bản còn lại: mức chi 4.000.000 đồng/báo cáo.

- Báo cáo kinh nghiệm nước ngoài liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật:

+ Đối với luật, pháp lệnh: mức chi 9.000.000 đồng/báo cáo;

+ Đối với nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên tịch: mức chi 7.500.000 đồng/báo cáo;

+ Đối với nghị định của Chính phủ: mức chi 6.000.000 đồng/báo cáo;

+ Đối với các văn bản còn lại: mức chi 3.000.000 đồng/báo cáo.

- Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật:

+ Báo cáo tổng hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trình Chính phủ do Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng: mức chi 18.000.000 đồng/báo cáo;

+ Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật định kỳ hằng năm của các bộ, ngành: mức chi 12.000.000 đồng/báo cáo;

+ Báo cáo tổng hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tư pháp: mức chi 6.800.000 đồng/báo cáo;

+ Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: mức chi 5.000.000 đồng/báo cáo;

+ Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện: mức chi 1.800.000 đồng/báo cáo;

+ Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo chuyên đề, báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật đột xuất: mức chi 10.000.000 đồng/báo cáo;

+ Báo cáo tình hình xử lý kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật: mức chi 5.000.000 đồng/báo cáo.

- Báo cáo về rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

+ Đối với dự án luật, pháp lệnh: mức chi 9.000.000 đồng/báo cáo;

+ Đối với dự thảo nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: mức chi 7.500.000 đồng/báo cáo;

+ Đối với dự thảo nghị định: mức chi 6.000.000 đồng/báo cáo.

Thông tư 42/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 01/9/2022.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

24,929 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào