Mức chi bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự là bao nhiêu? Chi nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan thi hành án dân sự gồm những khoản nào?

Cho tôi hỏi: Mức chi bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự là bao nhiêu? Câu hỏi của chị Thơm đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Mức chi bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 200/2016/TT-BTC quy định mức chi bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự như sau:

Các nội dung chi phục vụ cho hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu tài chính được cấp có thẩm quyền ban hành.

- Chi bồi dưỡng cho các đối tượng khi tham gia vào quá trình xác minh, thông báo thi hành án; áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án; thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, Trọng tài thương mại:

+ Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát: 70.000 đồng/người/ngày.

+ Đại diện chính quyền địa phương và các đối tượng khác: 100.000 đồng/người/ngày.

- Chi bồi dưỡng cho các thành viên tham gia họp Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự, họp định giá tài sản (không bao gồm định giá tài sản cưỡng chế thi hành án dân sự).

+ Chủ trì: 150.000 đồng/người/ngày.

+ Thành viên: 100.000 đồng/người/ngày.

- Chi cho cán bộ thi hành án trực tiếp tham gia xét miễn, giảm thi hành án; chi cho các thành viên tham gia giao tài sản theo bản án tuyên, giao tài sản sau khi tổ chức bán đấu giá mà người phải thi hành án tự nguyện giao tài sản: 100.000 đồng/người/ngày;

- Chi đối với hoạt động tiêu hủy vật chứng, tài sản:

+ Chi thuê chuyên gia, tổ chức tiêu hủy: Căn cứ hợp đồng ký kết giữa cơ quan thi hành án dân sự với chuyên gia, cơ quan tiêu hủy.

+ Chi bồi dưỡng các đối tượng tham gia tiêu hủy vật chứng, tài sản: Chủ trì 150.000 đồng/người/ngày, thành viên 100.000 đồng/người/ngày.

- Chi bồi dưỡng thành viên xác định giá, bán đấu giá tài sản: 70.000 đồng/người/ngày.

- Chi thuê chuyên gia tư vấn đối với trường hợp vụ án phức tạp phải thuê chuyên gia tư vấn bằng văn bản: 500.000 đồng - 700.000 đồng/1 báo cáo.

- Chi thuê phiên dịch:

+ Phiên dịch tiếng dân tộc: Tính theo mức tiền lương tối thiểu vùng cao nhất tính theo ngày do Nhà nước quy định tại thời điểm thuê. Tùy vào địa bàn cụ thể, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự quyết định mức thanh toán tiền công thực hiện các công việc nêu trên cho phù hợp.

+ Phiên dịch tiếng nước ngoài: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 71/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.

- Chi bồi dưỡng cho người trực tiếp thực hiện kê biên, tạm giữ khẩn cấp tài sản theo quyết định áp dụng biện pháp khẩn áp tạm thời của Tòa án hoặc của Trọng tài thương mại; áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, mức chi 70.000 đồng/người/lần.

- Đối với các khoản chi khác:

Thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, chi phí phòng chống cháy nổ, y tế; chi thuê địa điểm, phương tiện để định giá, bán tài sản, hàng hóa khác; chi thuê gửi, giữ, bảo quản vật chứng, tài sản thi hành án; thuê vận chuyển, tiền mua nguyên nhiên vật liệu và các chi phí thực tế hợp lý khác căn cứ theo hợp đồng, hóa đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định và được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt.

Mức chi bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự là bao nhiêu? Khoản chi nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan thi hành án dân sự gồm những khoản nào?

Mức chi bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự là bao nhiêu? Khoản chi nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan thi hành án dân sự gồm những khoản nào? (Hình từ Internet)

Khoản chi nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan thi hành án dân sự gồm những khoản nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 200/2016/TT-BTC quy định các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan thi hành án dân sự gồm có:

- Chi trang phục cho các chấp hành viên, thẩm tra viên, công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự.

- Chi tàu xe đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ nghỉ cho những người không hưởng lương ngân sách nhà nước tham gia công tác xác minh thi hành án và thông báo thi hành án theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự.

- Chi thuê người dẫn đường trong quá trình thực hiện xác minh, thông báo thi hành án. Chi thuê phiên dịch tiếng dân tộc trong trường hợp đương sự là người dân tộc thiểu số của Việt Nam mà không biết tiếng Việt và trường hợp đương sự là người nước ngoài;

- Chi thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế.

- Chi phí thuê phòng chống cháy nổ (nếu có).

- Chi thuê địa điểm, phương tiện bán tài sản, hàng hóa; thuê công ty bán đấu giá tài sản theo hợp đồng (nếu có).

- Chi thuê bảo quản vật chứng, tài sản thi hành án dân sự.

- Chi tiêu hủy vật chứng, tài sản:

+ Chi bồi dưỡng cho hội đồng tiêu hủy vật chứng.

+ Chi thuê chuyên gia, tổ chức để thực hiện tiêu hủy vật chứng, tài sản đối với trường hợp tiêu hủy các loại hóa chất độc hại hoặc các vật chứng, tài sản khác mà cần thiết phải có các trang thiết bị chuyên dùng để thực hiện việc tiêu hủy đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến môi trường tại nơi tiêu hủy.

+ Chi phí vận chuyển vật chứng, tài sản đến nơi tiêu hủy; chi thuê địa điểm tiêu hủy, mua nhiên liệu, các khoản chi khác phục vụ cho việc tiêu hủy.

- Chi thuê giám định, chi xác minh điều kiện thi hành án dân sự.

- Chi thông báo về thi hành án dân sự trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí gửi bưu điện, bưu phẩm, thông báo trực tiếp.

- Chi thuê chuyên gia tư vấn đối với vụ án phức tạp. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm xác định các vụ án phức tạp cần thuê chuyên gia tư vấn.

- Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện việc kê biên, tạm giữ khẩn cấp tài sản khi tiến hành kê biên, tạm giữ khẩn cấp tài sản theo yêu cầu của Tòa án; áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án.

- Chi bồi dưỡng cho các đối tượng tham gia công tác thi hành án dân sự.

- Chi phí đăng tải công khai thông tin của người phải thi hành án.

- Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn khác theo quy định.

- Chi thực hiện công tác tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật.

Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự được lấy từ đâu?

Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 200/2016/TT-BTC quy định nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự được lấy từ:

- Ngân sách nhà nước.

- Khoản tiền phí thi hành án đơn vị được sử dụng theo quy định.

- Khoản tiền đặt trước của người từ chối mua tài sản theo quy định quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định 62/2015/NĐ-CP. Sau khi trừ các khoản chi phí hợp pháp được bổ sung vào nguồn kinh phí của đơn vị.

- Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,114 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào