Mùa Vọng bắt đầu và kết thúc khi nào 2024? Mùa Vọng kéo dài bao lâu và chia thành mấy giai đoạn?
Mùa Vọng bắt đầu và kết thúc khi nào 2024? Mùa Vọng 2024 bắt đầu và kết thúc khi nào? Mùa Vọng kéo dài bao lâu và chia thành mấy giai đoạn?
"Mùa Vọng bắt đầu và kết thúc khi nào 2024? Mùa Vọng 2024 bắt đầu và kết thúc khi nào? Mùa Vọng kéo dài bao lâu và chia thành mấy giai đoạn?" là những câu hỏi được quan tâm gần đây. Dưới đây là giải đáp cho những câu hỏi trên.
Mùa Vọng là mùa đầu tiên của năm phụng vụ.
Mùa Vọng kéo dài khoảng 4 tuần lễ, bắt đầu từ giờ Kinh Chiều I ngày thứ bảy tuần 34 thường niên và kết thúc trước giờ Kinh Chiều I ngày 24/12 (lễ Vọng Chúa Giáng Sinh).
Mùa Vọng bắt đầu vào buổi chiều của thứ 7 giữa 26/11 – 2/12; kết thúc vào chiều ngày 24.12, lúc cử hành Kinh Chiều I lễ Giáng Sinh (25/12).
Mùa Vọng được chia ra làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn từ đầu mùa Vọng cho đến hết ngày 16/12 mang ý nghĩa mong chờ ngày Chúa đến lần thứ hai.
Giai đoạn hai từ ngày 17/12 đến chiều ngày 24/12 nhằm đón chờ ngày Chúa Giáng sinh.
Màu sắc Mùa Vọng là màu tím, nói lên sự thống hối tội lỗi, và lòng ăn năn.
Thông tin "Mùa Vọng bắt đầu và kết thúc khi nào 2024? Mùa Vọng 2024 bắt đầu và kết thúc khi nào? Mùa Vọng kéo dài bao lâu và chia thành mấy giai đoạn?" như trên.
Mùa Vọng bắt đầu và kết thúc khi nào 2024? Mùa Vọng kéo dài bao lâu và chia thành mấy giai đoạn? (Hình từ Intenret)
Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Chương 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có nêu rõ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo như sau:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự (sau đây gọi chung là hiến chương) của tổ chức tôn giáo.
- Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
- Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo.
- Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo.
- Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo.
- Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho.
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam
- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
+ Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
+ Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
+ Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
+ Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
+ Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong tín ngưỡng, tôn giáo?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
+ Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
+ Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
+ Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
+ Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.