Một số nội dung cần lưu ý khi xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật: Định mức chưa có văn bản pháp luật cụ thể thì xây dựng theo phương pháp nào?
Phương pháp, cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-BKHCN định mức KTKT dịch vụ công sử dụng NSNN về ứng phó và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân quy định về phương pháp, cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật cụ thể như sau:
(1) Xây dựng định mức áp dụng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
- Quyết định số 884/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia;
- Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc kiểm soát và bảo đảm an toàn trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng;
- Thông tư số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 13/2018/TT-BKHCN ngày 05 tháng 9 năm 2018 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân;
- Thông tư số 28/2015/TT-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị X-quang tổng hợp dùng trong y tế (số hiệu: QCVN 11:2015/BKHCN);
- Thông tư số 02/2016/TT-BKHCN ngày 25 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị chụp cắt lớp vi tính dùng trong y tế (số hiệu: QCVN 12:2016/BKHCN);
- Thông tư số 15/2017/TT-BKHCN ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với máy gia tốc tuyến tính dùng trong xạ trị (số hiệu: QCVN 13:2017/BKHCN);
- Thông tư số 14/2018/TT-BKHCN ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị X-quang dùng trong y tế (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị X-quang di động dùng trong y tế, số hiệu: QCVN 15:2018/BKHCN; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình dùng trong y tế, số hiệu: QCVN 16:2018/BKHCN; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị X-quang răng dùng trong y tế, số hiệu: QCVN 16:2018/BKHCN);
- Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Thông tư số 22/2019/TT-BKHCN ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thiết bị X-quang chụp vú và thiết bị xạ trị áp sát nạp nguồn sau bằng điều khiển từ xa (số hiệu: QCVN 21:2019/BKHCN và QCVN 22:2019/BKHCN).
(2) Định mức chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể xây dựng theo các phương pháp quy định tại Điều 10 Thông tư số 21/2019/TT-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quy trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 21/2019/TT-BKHCN), bao gồm 03 phương pháp:
- Phương pháp thống kê tổng hợp
Trên cơ sở số liệu thống kê hàng năm hoặc trong các kỳ báo cáo (03 năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật) và kinh nghiệm thực tế trong ứng phó và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; đo liều chiếu xạ cá nhân; kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ thuộc cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tại các bộ, ngành, địa phương.
- Phương pháp áp dụng tiêu chuẩn
Trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi để xây dựng định mức lao động cho từng công việc; căn cứ các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật để xác định mức tiêu hao vật tư, thiết bị đối với từng công việc, trên cơ sở đó tính toán xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
- Phương pháp phân tích, thực nghiệm
Trên cơ sở triển khai các hoạt động diễn tập, khảo sát thực nghiệm theo đề cương của mỗi quy trình thực hiện dịch vụ tương ứng, nội dung công việc để phân tích, tính toán các yếu tố cấu thành định mức áp dụng cho các công việc trong ứng phó và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; đo liều chiếu xạ cá nhân; kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ.
(3) Cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
Định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại Thông tư này xây dựng trên cơ sở “Quy trình ứng phó sự cố và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; đo liều chiếu xạ cá nhân; kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ” đã được phê duyệt.
Áp dụng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đối với phương pháp, cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật?
Định mức chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể được xác định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-BKHCN quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về ứng phó và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; đo liều chiếu xạ cá nhân; kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định về định mức chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể thì sẽ được xử lý theo những phương pháp như sau:
Định mức chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể xây dựng theo các phương pháp quy định tại Điều 10 Thông tư số 21/2019/TT-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quy trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 21/2019/TT-BKHCN), bao gồm 03 phương pháp:
- Phương pháp thống kê tổng hợp
Trên cơ sở số liệu thống kê hàng năm hoặc trong các kỳ báo cáo (03 năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật) và kinh nghiệm thực tế trong ứng phó và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; đo liều chiếu xạ cá nhân; kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ thuộc cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tại các bộ, ngành, địa phương.
- Phương pháp áp dụng tiêu chuẩn
Trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi để xây dựng định mức lao động cho từng công việc; căn cứ các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật để xác định mức tiêu hao vật tư, thiết bị đối với từng công việc, trên cơ sở đó tính toán xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
- Phương pháp phân tích, thực nghiệm
Trên cơ sở triển khai các hoạt động diễn tập, khảo sát thực nghiệm theo đề cương của mỗi quy trình thực hiện dịch vụ tương ứng, nội dung công việc để phân tích, tính toán các yếu tố cấu thành định mức áp dụng cho các công việc trong ứng phó và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; đo liều chiếu xạ cá nhân; kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ.
Cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dựa trên yếu tố nào?
Về cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật thì tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-BKHCN quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về ứng phó và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; đo liều chiếu xạ cá nhân; kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định:
Định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại Thông tư này xây dựng trên cơ sở “Quy trình ứng phó sự cố và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; đo liều chiếu xạ cá nhân; kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ” đã được phê duyệt.
Thông tư 08/2022/TT-BKHCN có hiệu lực từ 22/07/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.