Một số lưu ý trong việc xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
Mẫu Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại mới nhất hiện nay như thế nào?
Mẫu Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại là Mẫu TP-TPL-16 banh hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BTP. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại:
Tải Mẫu Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại mới nhất hiện nay: Tại đây.
Một số lưu ý trong việc xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh? Mẫu Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại? (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát lại gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thành lập Văn phòng Thừa phát lại
...
3. Căn cứ vào Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương. Trên cơ sở thông báo nêu trên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
b) Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.
...
Như vậy theo quy định trên hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát lại gồm có:
- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
- Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.
Cần lưu ý gì trong việc xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
Căn cứ tại Mục IV Bản hướng dẫn hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát lại hướng dẫn như sau:
- Về nội dung Bản thuyết minh: Bản thuyết minh phải đảm bảo các nội dung chấm điểm theo Quy định về tiêu chí và cách thức thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, được Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành kèm theo tại Quyết định 3618/QĐ- UBND năm 2022 về phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Về giấy tờ chứng minh: Hồ sơ cần nộp các giấy tờ chứng minh về các nội dung theo tiêu chí chấm điểm và theo Bản thuyết minh, trong đó lưu ý một số nội dung:
+ Đối với trụ sở: ngoài hợp đồng thuê, mượn hợp lệ, cần nộp kèm bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của bên cho thuê, cho mượn và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).
+ Đối với giấy tờ chứng minh thời gian công tác pháp luật của Thừa phát lại:
++ Bản sao (có chứng thực) các văn bằng, chứng chỉ liên quan.
++ Bản sao Quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động kèm theo Bản sao (có chứng thực) sổ Bảo hiểm xã hội/Bản xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội.
++ Xác nhận của Sở Tư pháp nơi từng hành nghề Thừa phát lại, trong đó thể hiện quá trình hành nghề (Trưởng Phòng/Văn phòng Thừa phát lại, Thừa phát lại hợp danh, Thừa phát lại hợp đồng).
+ +Bản sao giấy tờ chứng minh đã miễn nhiệm, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc thu hồi thẻ đối với các trường hợp gồm:
Người đã được bổ nhiệm công chứng viên, được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, được cấp thẻ thẩm định viên về giá mà chưa miễn nhiệm công chứng viên, thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, thẻ thẩm định viên về giá).
++ Giấy tờ chứng minh đã nghỉ hưu hoặc thôi việc đối với trường hợp gồm: Người đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân) và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).
+ Đối với giấy tờ chứng minh thời gian công tác của các nhân sự khác:
++ Bản sao (có chứng thực) các văn bằng, chứng chỉ liên quan.
++ Bản sao (có chứng thực) sổ Bảo hiểm xã hội hoặc Bản xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).
- Việc xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa pháp lại thực hiện theo Quy định về tiêu chí và cách thức thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 3618/QĐ-UBND năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó lưu ý:
+ Sở Tư pháp chỉ chấm điểm 04 Thừa phát lại, 04 thư ký nghiệp vụ theo thứ tự từ trên xuống thể hiện trong Bản thuyết minh từ thứ nhất đến thứ tư.
+ Không tính điểm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Quy định về tiêu chí và cách thức thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 3618/QĐ-UBND năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Không xem xét cho phép tham gia thành lập đối với các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 14 Quy định về tiêu chí và cách thức thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 3618/QĐ-UBND năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Xét chọn hồ sơ và cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Quy định về tiêu chí và cách thức thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 3618/QĐ-UBND năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem toàn bộ Bản hướng dẫn hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát lại của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh: tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.