Mẫu văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc mới nhất 2024 là mẫu nào?
Mẫu văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc mới nhất 2024 là mẫu nào?
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 07/2024/TT-BYT ngày 17/5/2024 quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.
Tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 07/2024/TT-BYT có quy định mẫu văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc như sau:
Xem chi tiết mẫu văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc: Tải về
Mẫu văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc mới nhất 2024 là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc nếu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi thì phải nêu rõ nội dung gì?
Tại Điều 13 Thông tư 07/2024/TT-BYT có quy định về trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:
Trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi thì trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do đề xuất áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác để người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 128 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP. Báo cáo thẩm định được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 của Luật Đấu thầu.
4. Đối với trường hợp mua sắm theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này, người đứng đầu đơn vị làm đầu mối thực hiện việc mua sắm hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ mua sắm tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Như vậy, văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc nếu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi thì phải nêu rõ nội dung lý do đề xuất áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác để người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 07/2024, việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 128 Nghị định 24/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
(1) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Dự thảo kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Các tài liệu là căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Tài liệu khác có liên quan.
(2) Nội dung thẩm định bao gồm:
Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc kiểm tra, đánh giá và đưa ra ý kiến nhận xét căn cứ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan về các nội dung sau đây:
- Căn cứ pháp lý để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
+ Xem xét tính phù hợp, đầy đủ của cơ sở pháp lý của việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và những lưu ý cần thiết (nếu có).
+ Đối với gói thầu đấu thầu trước, việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện trước khi ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo quy định tại Điều 42 Luật Đấu thầu 2023;
- Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu:
Xem xét sự phù hợp của việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu; việc phân chia thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và sự hợp lý về quy mô gói thầu;
- Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm những nội dung:
+ Xem xét sự phù hợp về các nội dung tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu và về sự tuân thủ hoặc phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật khác có liên quan cũng như yêu cầu của dự án, dự toán mua sắm và những lưu ý cần thiết khác (nếu có) đối với phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
+ Xem xét sự phù hợp của tổng giá trị các phần công việc đã thực hiện, phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có) so với tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm.
+ Đối với dự toán mua sắm, trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm thì xem xét sự phù hợp của tổng giá trị các phần công việc so với dự toán mua sắm của năm ngân sách, năm tài chính và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách, năm tài chính tiếp theo.
(3) Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau đây:
- Khái quát nội dung chính của dự án, dự toán mua sắm;
- Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Đối với các nội dung không thống nhất với dự thảo kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đơn vị thẩm định phải đưa ra lý do cụ thể và đề xuất biện pháp giải quyết để trình người có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu xem xét, quyết định;
- Các ý kiến khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.