Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp tổ chức lại tổ chức kinh tế được quy định như thế nào?
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp tổ chức lại tổ chức kinh tế được quy định như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế bao gồm những gì?
- Thủ tục xin phép điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế được thực hiện như thế nào?
Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp tổ chức lại tổ chức kinh tế được quy định như thế nào?
Hiện nay, mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (Trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế) được quy định tại Mẫu A.I.11.đ ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT như sau:
Tải toàn bộ mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp tổ chức lại tổ chức kinh tế: Tại đây.
Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp tổ chức lại tổ chức kinh tế được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế bao gồm những gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế
...
2. Nhà đầu tư quyết định việc tổ chức lại và xử lý tài sản, quyền, nghĩa vụ liên quan đến dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Sau khi hoàn thành thủ tục tổ chức lại và xử lý tài sản, quyền, nghĩa vụ liên quan đến dự án đầu tư, nhà đầu tư lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
b) Bản sao tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức kinh tế sau khi tổ chức lại;
c) Bản sao nghị quyết hoặc quyết định của nhà đầu tư là tổ chức kinh tế bị tổ chức lại về việc tổ chức lại, trong đó có nội dung về việc xử lý tài sản, quyền và nghĩa vụ liên quan đến dự án đầu tư;
d) Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư (nếu có);
đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có).
- Theo đó, bộ hồ sơ chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế gồm:
+ Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
+ Bản sao tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức kinh tế sau khi tổ chức lại;
+ Bản sao nghị quyết hoặc quyết định của nhà đầu tư là tổ chức kinh tế bị tổ chức lại về việc tổ chức lại, trong đó có nội dung về việc xử lý tài sản, quyền và nghĩa vụ liên quan đến dự án đầu tư;
+ Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư (nếu có);
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có).
Thủ tục xin phép điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 51 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì thủ tục xin phép điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế được thực hiện như sau:
- Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và việc điều chỉnh dự án đầu tư khi tổ chức lại làm thay đổi nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc 04 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này cho Cơ quan đăng ký đầu tư tương ứng với thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án để điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tương ứng tại các Điều 44, 45 và 46 của Nghị định nảy. Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho nhà đầu tư và Cơ quan đăng ký đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này cho Cơ quan đăng ký đầu tư để điều chỉnh dự án theo quy định tại Điều 47 của Nghị định này. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh được gửi cho nhà đầu tư.
- Tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở tổ chức lại có nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư là thành viên, cổ đông phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Đầu tư và thực hiện thủ tục như sau:
+ Trường hợp tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở tổ chức lại đó tiếp tục thực hiện một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư mà tổ chức kinh tế bị tổ chức lại đã thực hiện trước khi tổ chức lại thì thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;
+ Trường hợp tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở tổ chức lại đó không tiếp nhận và thực hiện một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư mà tổ chức kinh tế bị tổ chức lại đã thực hiện trước khi tổ chức lại thì nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư phải lập dự án đầu tư và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Nghị định này trước khi tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở tổ chức lại thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp do tổ chức lại theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.