Mẫu tóm tắt hồ sơ bệnh án mới nhất? Cách ghi chi tiết bản tóm tắt hồ sơ bệnh án được hướng dẫn như thế nào?
Mẫu tóm tắt hồ sơ bệnh án mới nhất ra sao?
Mẫu tóm tắt hồ sơ bệnh án mới nhất được ban hành tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT.
Mẫu tóm tắt hồ sơ bệnh án mới nhất tại đây.
Mẫu tóm tắt hồ sơ bệnh án mới nhất? Cách ghi chi tiết bản tóm tắt hồ sơ bệnh án được hướng dẫn như thế nào? (Hình từ Internet)
Cách ghi chi tiết mẫu tóm tắt hồ sơ bệnh án như thế nào?
Căn cứ theo nội dung tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT, mẫu tốm tắt hồ sơ bệnh án được ghi theo các nội dung hướng dẫn sau:
- Việc ghi tóm tắt hồ sơ bệnh án phải bảo đảm tính thống nhất với hồ sơ bệnh án của người bệnh;
- Trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh tại phần ghi chú;
- Trường hợp con chết sau khi sinh thì ghi ngày/tháng/năm sinh của con và ngày/tháng/năm con chết, số con bị chết tại phần tình trạng người bệnh ra viện;
- Phần Mã số BHXH/Thẻ BHYT: Ghi số sổ bảo hiểm xã hội hoặc mã số bảo hiểm xã hội. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp hồ sơ bệnh án?
Điều 17 Thông tư 56/2017/TT-BYT có quy định về cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án như sau:
Cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án
1. Thẩm quyền cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.
2. Mẫu và cách ghi tóm tắt hồ sơ bệnh án thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp người bệnh được lưu tại Trạm y tế xã theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế khi kết thúc điều trị, theo dõi tại Trạm y tế thì được cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 56/2017/TT-BYT nêu trên thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú có thẩm quyền cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án.
Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án được dùng để làm gì?
Căn cứ theo các quy định sau:
(1) Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT
- khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT;
- khoản 2 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT;
- khoản 3 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT;
- khoản 4 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT;
- khoản 5 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT;
- khoản 6 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT;
(2) Điều 6 Thông tư 56/2017/TT-BYT
- khoản 1 Điều 6 Thông tư 56/2017/TT-BYT;
- khoản 2 Điều 6 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT;
(3) khoản 3 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT
Từ nội dung của những quy định trên, bản tóm tắt hồ sơ bệnh án được dùng để thực hiện các hồ sơ sau:
- Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động;
- Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động;
- Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động;
- Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất;
- Hồ sơ khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
- Hồ sơ khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động;
- Hồ sơ khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động;
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
Thông tư 18/2022/TT-BYT chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.