Mẫu tờ trình xin kinh phí tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 mới nhất? Tải mẫu tờ trình tại đâu?

Mẫu tờ trình xin kinh phí tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 mới nhất? Tải mẫu tờ trình tại đâu?

Mẫu tờ trình xin kinh phí tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 mới nhất? Tải mẫu tờ trình tại đâu?

Xem thêm: Mẫu báo cáo Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư 2024

>> Ý nghĩa ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11

Xem thêm: Chương trình Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 2024

>> Lời cảm ơn ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

>> Mẫu phát biểu Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

>> Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì?

>> Mẫu giấy mời dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024

>> Bài viết về ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 hay và ý nghĩa

>> Lời dẫn chương trình văn nghệ Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11 năm 2024

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là một sự kiện quan trọng diễn ra hằng năm vào ngày 18/11, nhằm tôn vinh và phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng, đồng thời nâng cao tinh thần tương trợ, cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội vững mạnh tại các địa phương trên cả nước. Sự kiện này thường được tổ chức bởi các khu dân cư, các tổ chức đoàn thể cùng sự tham gia của người dân, lãnh đạo địa phương và đại diện các ban ngành, đoàn thể.

Dưới đây là mẫu tờ trình xin kinh phí tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 mới nhất:

Tải mẫu tờ trình xin kinh phí tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 mới nhất - Mẫu số 1 tại đây

Tải mẫu tờ trình xin kinh phí tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 mới nhất - Mẫu số 2 tại đây

Mẫu tờ trình xin kinh phí tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 mới nhất hiện nay chưa có quy định mẫu cụ thể theo pháp luật.

Các mẫu trên mang tính chất tham khảo.

in kinh phí tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 mới nhất? Tải mẫu tờ trình tại đâu?

Mẫu tờ trình xin kinh phí tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 mới nhất? Tải mẫu tờ trình tại đâu?

Hướng dẫn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp quan trọng diễn ra hàng năm ở Việt Nam, nhằm kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào ngày 18/11. Đây là dịp để khẳng định vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân, thể hiện tinh thần gắn bó, đoàn kết, và phát huy sức mạnh của cộng đồng trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Trong Ngày hội Đại đoàn kết năm 2024, các hoạt động thường diễn ra bao gồm:

(1) Lễ kỷ niệm: Tổ chức lễ hội với sự tham gia của đại diện các cấp lãnh đạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cùng người dân tại địa phương. Tại buổi lễ, các thành tích và nỗ lực của cộng đồng trong năm thường được tôn vinh.

(2) Gặp gỡ và giao lưu: Đây là cơ hội để mọi người trong cộng đồng gặp gỡ, trao đổi và thắt chặt mối quan hệ. Nhiều nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian để tạo không khí vui tươi, đoàn kết.

(3) Tổng kết phong trào thi đua: Ban tổ chức thường đánh giá và công bố kết quả các phong trào thi đua, khen thưởng các cá nhân, gia đình, và tổ chức có đóng góp tích cực.

(4) Hoạt động hỗ trợ cộng đồng: Nhiều nơi có các chương trình trao quà, hỗ trợ cho các hộ nghèo, các hoàn cảnh khó khăn nhằm động viên tinh thần, khích lệ họ vươn lên trong cuộc sống.

Ngày hội không chỉ là dịp đoàn kết dân tộc mà còn khuyến khích cộng đồng tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới, phát triển đời sống văn hóa tinh thần.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) vừa ban hành Hướng dẫn số 03/HD-MTTQ-BTT ngày 16/10/2024 tại đây về việc hướng dẫn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024.

- Tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

(1) Thời gian

Hoạt động tổ chức Ngày hội được diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 01/11/2024 đến hết ngày 18/11/2024.

(2) Hình thức và chủ trì tổ chức Ngày hội

- Hình thức tổ chức: Ngày hội được tổ chức chủ yếu ở địa bản khu dân cư. Tùy theo điều kiện của mỗi địa phương có thể lựa chọn hình thức tổ chức cho phù hợp. - Chủ trì tổ chức Ngày hội:

+ Tổ chức tại khu dân cư: Do Ban Công tác Mặt trận chủ trì.

+ Tổ chức theo hình thức liên khu dân cư: Do Ban Công tác Mặt trận (nơi đăng cai tổ chức Ngày hội) chủ trì và phối hợp các Ban Công tác Mặt trận khác tham gia thực hiện.

(3) Thành phần tham gia Ngày hội

- Mời toàn thể Nhân dân hoặc đại diện các hộ gia đình ở khu dân cư, liên khu dân cư; cán bộ, đảng viên, người lao động; các tổ chức, cá nhân đang sinh sống, học tập, công tác trên địa bàn; con em quê hương đang công tác, làm ăn xa quê về tham gia Ngày hội.

- Mời các đồng chí lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể tại địa phương.

- Mời các vị Uỷ viên Uỷ ban MTTQ Việt Nam tham dự Ngày hội tại địa phương, nơi cư trú hoặc địa bàn khác theo ý kiến đề xuất.

- Vận động cán bộ, công chức, người lao động thuộc cơ quan Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp, các đoàn viên, hội viên của các tổ chức thành viên chủ động về dự Ngày hội với Nhân dân tại quê hương hoặc nơi cư trú.

- Đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo... trên địa bàn.

- Hình thức trang trí

+ Treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu trên địa bàn khu dân cư và địa điểm tổ chức Ngày hội.

+ Ma két trang trí nơi tổ chức phần Lễ của Ngày hội:

Đối với địa bàn dân cư (do Ban Công tác Mặt trận chủ trì):

(4) Chương trình Ngày hội * Phần Lễ (khoảng 90 phút) gồm:

(1) Văn nghệ chào mừng.

(2) Chào cờ.

(3) Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

(4) Ôn truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua các thời kỳ; báo cáo khái quát kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kết quả phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; kết quả thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở cộng đồng dân cư năm 2024; phương hướng trọng tâm năm tới.

(5) Các đại biểu trao đổi, thảo luận.

(6) Chủ trì phát biểu tiếp thu và giải trình (nếu có).

(7) Thông qua các quyết định biểu dương, khen thưởng những tập thể, gia đình và cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong xây dựng cộng đồng dân cư. Công bố kết quả Gia đình văn hóa năm 2024.

(8) Mời lãnh đạo cấp trên phát biểu, tặng quà (nếu có).

(9) Phát động Nhân dân ở cộng đồng dân cư hưởng ứng, thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước”; và các phong trào, các cuộc vận động của các tổ chức thành viên, qua đó tạo động lực để xây dựng và phát triển khu dân cư an toàn, lành mạnh, văn minh, giàu đẹp.

(10) Phát biểu cảm ơn và kết thúc buổi Lễ.

* Phần Hội

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các trò chơi dân gian truyền thống của địa phương; các hình thức “Dân vũ”, “Vũ điệu kết đoàn”, hoạt động dưỡng sinh ngoài trời... nhằm thu hút sự tham gia của Nhân dân trên địa bàn. Chú trọng phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi địa phương trong Ngày hội. (Tuỳ vào tình hình thực tế của địa phương để tổ chức cho phụ hợp, có thể tổ chức trước hoặc sau phần Lễ)

- Tùy từng điều kiện của khu dân cư, cơ quan, đơn vị, tổ chức... có thể tổ chức “Bữa cơm đại đoàn kết” cho phù hợp.

- Khuyến khích các địa phương có sáng kiến, đổi mới tổ chức phần Hội đảm bảo vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của mỗi địa phương.

Xem hướng dẫn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 chi tiết của một số tỉnh:

Tỉnh

Văn bản hướng dẫn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 chi tiết

Bình Định

Tại đây

Bắc Kạn

Tại đây

Thanh Hóa

Tại đây

Xem hướng dẫn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 chi tiết như trên.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với cơ quan nhà nước xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thông qua các hoạt động nào?

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với cơ quan nhà nước xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thông qua các hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 như sau:

Phối hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với cơ quan nhà nước xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thông qua các hoạt động sau đây:
a) Đề xuất, tham gia xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
b) Chủ trì, phối hợp, tham gia tổ chức các hoạt động liên quan đến quyền và trách nhiệm của tổ chức mình;
c) Tham gia đối thoại, hòa giải, xây dựng cộng đồng tự quản tại địa bàn khu dân cư;
d) Tham gia xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước; đề xuất, tham gia thực hiện các chương trình, phong trào, cuộc vận động góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.
...

Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với cơ quan nhà nước xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thông qua các hoạt động sau đây:

- Đề xuất, tham gia xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

- Chủ trì, phối hợp, tham gia tổ chức các hoạt động liên quan đến quyền và trách nhiệm của tổ chức mình;

- Tham gia đối thoại, hòa giải, xây dựng cộng đồng tự quản tại địa bàn khu dân cư;

- Tham gia xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước; đề xuất, tham gia thực hiện các chương trình, phong trào, cuộc vận động góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,488 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào