Mẫu tờ khai đóng cảng cạn có dạng như thế nào? Đổi tên cảng cạn phải đáp ứng các nguyên tắc như thế nào?
Mẫu tờ khai đóng cảng cạn có dạng như thế nào?
Căn cứ theo mẫu số 4 Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2023/NĐ-CP quy định về mẫu tờ khai đóng cảng cạn có dạng như sau:
>> Tải mẫu tờ khai đóng cảng cạn tại đây.
Mẫu tờ khai đóng cảng cạn có dạng như thế nào? Đổi tên cảng cạn phải đáp ứng các nguyên tắc như thế nào? (Hình từ internet)
Mẫu tờ khai đóng cảng cạn có dạng như thế nào? Đổi tên cảng cạn phải đáp ứng các nguyên tắc như thế nào?
Trình tự, thủ tục công bố đóng cảng cạn như thế nào?
Căn cứ theo quy định hiện hành tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tạm dừng hoạt động, đóng cảng cạn
...
3. Thủ tục công bố tạm dừng hoạt động, đóng cảng cạn
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị tạm dừng hoạt động hoặc đóng cảng cạn gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác. Hồ sơ gồm Tờ khai dừng hoạt động, đóng cảng cạn theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Bộ Giao thông vận tải có văn bản quyết định công bố đóng cảng cạn theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.
Căn cứ theo quy định mới tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 74/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 22 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tạm dừng hoạt động, đóng cảng cạn
...
3. Thủ tục công bố tạm dừng hoạt động, đóng cảng cạn
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị tạm dừng hoạt động hoặc đóng cảng cạn gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Hàng hải Việt Nam. Hồ sơ gồm Tờ khai tạm dừng hoạt động hoặc đóng cảng cạn theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản quyết định công bố tạm dừng hoạt động hoặc đóng cảng cạn theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì thủ tục công bố đóng cảng cạn được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cảng cạn gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Hàng hải Việt Nam. Hồ sơ gồm Tờ khai đóng cảng cạn theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
Bước 2: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản quyết định công bố đóng cảng cạn theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.
Như vậy, căn cứ theo quy định mới nêu trên thì thủ tục công bố tạm dừng hoạt động, đóng cảng cạn do Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản quyết định công bố tạm dưng hoạt động hoặc đóng cảng cạn.
Theo quy định hiện hành thì Bộ Giao thông vận tải sẽ quyết định công bố đóng cảng cạn.
Việc đổi tên cảng cạn phải đáp ứng các nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc đặt tên, đổi tên cảng cạn
1. Cảng cạn được đặt tên hoặc đổi tên theo quyết định công bố đưa vào sử dụng trên cơ sở đề nghị của Chủ đầu tư hoặc người khai thác cảng cạn hoặc người được ủy quyền.
2. Tên cảng cạn phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh; bắt đầu là cụm từ “Cảng cạn” và tên riêng đặt theo địa danh nơi có cảng cạn hoặc tên riêng công trình.
3. Không đặt tên, đổi tên cảng cạn trong các trường hợp sau:
a) Đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp, cảng cạn đã công bố hoặc không đúng với tên gọi, chức năng của cảng cạn;
b) Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của cảng cạn; trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
c) Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì việc đổi tên phải đáp ứng các nguyên tắc sau đây:
- Cảng cạn được đổi tên theo quyết định công bố đưa vào sử dụng trên cơ sở đề nghị của Chủ đầu tư hoặc người khai thác cảng cạn hoặc người được ủy quyền.
- Tên cảng cạn phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh; bắt đầu là cụm từ “Cảng cạn” và tên riêng đặt theo địa danh nơi có cảng cạn hoặc tên riêng công trình.
- Không đổi tên cảng cạn trong các trường hợp sau:
+ Đổi tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp, cảng cạn đã công bố hoặc không đúng với tên gọi, chức năng của cảng cạn;
+ Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của cảng cạn; trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
+ Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đổi tên.
Nghị định 74/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 27/11/2023. Khoản 7 Điều 1 Nghị định 74/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 11/10/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.