Mẫu Thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân mới nhất hiện nay như là mẫu như thế nào?

Cho tôi hỏi: Mẫu Thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân mới nhất hiện nay như thế nào? Câu hỏi của anh Trị đến từ Khánh Hòa.

Mẫu Thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân mới nhất hiện nay như thế nào?

Mẫu Thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân là Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân:

Tải Mẫu Thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân: tại đây.

Mẫu Thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân mới nhất hiện nay như là mẫu như thế nào?

Mẫu Thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân mới nhất hiện nay như là mẫu như thế nào? (Hình từ Internet)

Trường hợp phát hiện vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân phải thông báo cho Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong bao lâu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân
1. Trường hợp phát hiện xảy ra vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thông báo cho Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) chậm nhất 72 giờ sau khi xảy ra hành vi vi phạm theo Mẫu số 03 tại Phụ lục của Nghị định này. Trường hợp thông báo sau 72 giờ thì phải kèm theo lý do thông báo chậm, muộn.
2. Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phải thông báo cho Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân một cách nhanh nhất có thể sau khi nhận thấy có sự vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
3. Nội dung thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân:
a) Mô tả tính chất của việc vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm: thời gian, địa điểm, hành vi, tổ chức, cá nhân, các loại dữ liệu cá nhân và số lượng dữ liệu liên quan;
b) Chi tiết liên lạc của nhân viên được giao nhiệm vụ bảo vệ dữ liệu hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân;
c) Mô tả các hậu quả, thiệt hại có thể xảy ra của việc vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân;
d) Mô tả các biện pháp được đưa ra để giải quyết, giảm thiểu tác hại của hành vi vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân.
4. Trường hợp không thể thông báo đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này, việc thông báo có thể được thực hiện theo từng đợt, từng giai đoạn.
5. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân phải lập Biên bản xác nhận về việc xảy ra hành vi vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân, phối hợp với Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) xử lý hành vi vi phạm.
6. Tổ chức, cá nhân thông báo cho Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) khi phát hiện các trường hợp sau:
a) Phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với dữ liệu cá nhân;
b) Dữ liệu cá nhân bị xử lý sai mục đích, không đúng thỏa thuận ban đầu giữa chủ thể dữ liệu và Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân hoặc vi phạm quy định của pháp luật;
c) Không bảo đảm quyền của chủ thể dữ liệu hoặc không được thực hiện đúng;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy theo quy định trên trường hợp phát hiện vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thông báo cho Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao chậm nhất 72 giờ sau khi xảy ra hành vi vi phạm.

Trường hợp thông báo sau 72 giờ thì phải kèm theo lý do thông báo chậm, muộn.

Việc xử lý dữ liệu cá nhân của khách hàng để kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo phải đảm bảo yêu cầu gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo chỉ được sử dụng dữ liệu cá nhân của khách hàng được thu thập qua hoạt động kinh doanh của mình để kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo khi có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu.
2. Việc xử lý dữ liệu cá nhân của khách hàng để kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo phải được sự đồng ý của khách hàng, trên cơ sở khách hàng biết rõ nội dung, phương thức, hình thức, tần suất giới thiệu sản phẩm.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo có trách nhiệm chứng minh việc sử dụng dữ liệu cá nhân của khách hàng được giới thiệu sản phẩm đúng với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Như vậy theo quy định trên việc xử lý dữ liệu cá nhân của khách hàng để kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo phải được sự đồng ý của khách hàng, trên cơ sở khách hàng biết rõ nội dung, phương thức, hình thức, tần suất giới thiệu sản phẩm.

Nghị định 13/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,299 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào