Mẫu thông báo đề nghị tạm dừng lưu thông hàng hóa trên thị trường có dạng như thế nào? Nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa bao gồm những gì?
Mẫu thông báo đề nghị tạm dừng lưu thông hàng hóa trên thị trường có dạng như thế nào?
Ngày 18/01/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 01/2024/TT-BKHCN về quy định kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Cụ thể theo Mẫu 11. TB/TDLT Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN nêu rỏ mẫu thông báo đề nghị tạm dừng lưu thông hàng hóa trên thị trường có dạng như sau:
Tải mẫu thông báo đề nghị tạm dừng lưu thông hàng hóa:
Mẫu thông báo đề nghị tạm dừng lưu thông hàng hóa trên thị trường có dạng như thế nào? Nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa bao gồm những gì ? (Hình từ Internet)
Kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường gồm có những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN có nêu rõ việc kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường gồm những nội dung sau:
- Thứ nhất, kiểm tra thông tin hàng hóa, bao gồm:
+ Kiểm tra nhãn hàng hóa và tài liệu kèm theo mà quy định buộc phải có;
+ Kiểm tra tiêu chuẩn công bố áp dụng, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy theo quy định;
+ Kiểm tra mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá theo quy định;
- Thứ hai, kiểm tra chất lượng hàng hóa, bao gồm:
+ Kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa so với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, nhãn hàng hóa và tài liệu kèm theo;
+ Kiểm tra các nội dung khác liên quan đến chất lượng hàng hoá;
- Trong quá trình kiểm tra, trường hợp hàng hóa có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng thì Trưởng đoàn kiểm tra quyết định lấy mẫu theo quy định tại Thông tư 01/2024/TT-BKHCN
- Ngoài ra, đối với hàng hoá kinh doanh trong hoạt động thương mại điện tử, ngoài kiểm tra theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN, Đoàn kiểm tra tiến hành so sánh tính thống nhất của các thông tin trên các trang thông tin điện tử với thực tế của hàng hoá được kiểm tra.
Kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường sẽ được xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN nêu rõ việc xử lý kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như sau:
(1) Những vi phạm chất lượng hàng hóa chưa đến mức xử lý vi phạm hành chính thì Đoàn kiểm tra ghi rõ trong biên bản kiểm tra và yêu cầu người bán hàng khắc phục.
Người bán hàng khắc phục xong sẽ gửi báo cáo văn bản kèm bằng chứng đến cơ quan kiểm tra để xác nhận bằng văn bản nếu việc khắc phục đạt yêu cầu.
Cơ quan kiểm tra sẽ công khai tên, địa chỉ nơi bán hàng, tên hàng hóa và hành vi vi phạm lên phương tiện thông tin đại chúng nếu người bán hàng không khắc phục khi hết thời hạn báo cáo tại Biên bản kiểm tra.
(2) Những hành vi vi phạm hành chính thì Đoàn kiểm tra, kiểm sát viên xử lý như sau:
- Lập Biên bản vi phạm hành chính theo Mẫu biên bản số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. Tại đây
Niêm phong hàng hóa và lập Biên bản niêm phong hàng hóa theo Mẫu biên bản số 26 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP, đồng thời yêu cầu người bán hàng tạm dừng việc bán hàng hóa vi phạm. Tại đây
- Báo cáo cơ quan kiểm tra kết quả kiểm tra. Cơ quan kiểm tra trong vòng 02 ngày làm việc kể từ thời điểm phát hiện vi phạm ra Thông báo tạm dừng lưu thông đối với hàng hóa vi phạm theo Mẫu 11. TB/TDLT của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN. Tại đây
- Lập và hoàn thiện hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính để người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật theo Mẫu quyết định số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
Trường hợp vượt thẩm quyền thì cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ, kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt. Tại đây
- Đối với hàng hóa niêm phong, sau khi người bán hàng nộp phạt vi phạm hành chính, thực hiện biện pháp xử phạt bổ sung và trả chi phí mua mẫu, chi phí thử nghiệm mẫu hàng hóa thì cơ quan kiểm tra mở niêm phong, lập biên bản mở niêm phong theo Mẫu biên bản số 27 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP để người bán hàng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Khi khắc phục xong, người bán hàng báo cáo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra kèm theo bằng chứng khắc phục. Tại đây
Căn cứ báo cáo và hồ sơ kèm theo của người bán hàng, nếu thấy hàng hóa đó đã được khắc phục đạt yêu cầu thì cơ quan kiểm tra ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường theo Mẫu 12. TB/TTLT của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN. Tại đây
- Trường hợp người bán hàng thực hiện tái chế hàng hóa theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì khi tái chế xong người bán hàng báo cáo bằng văn bản về cơ quan kiểm tra để cơ quan kiểm tra tiến hành lấy mẫu thử nghiệm lại các chỉ tiêu không đạt.
Khi kết quả thử nghiệm lại phù hợp quy định pháp luật, cơ quan kiểm tra ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường theo Mẫu 12. TB/TTLT của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN. Tại đây
- Trường hợp người bán hàng thực hiện việc tự tiêu hủy hàng hóa vi phạm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì phải thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật liên quan về việc tiêu hủy hàng hóa vi phạm.
(3) Tùy thuộc vào mức độ, phạm vi ảnh hưởng, hậu quả của lô hàng không phù hợp về chất lượng, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 18 Nghị định 118/2021/NĐ-CP.
(4) Sau khi phát hiện hàng hóa lưu thông trên thị trường vi phạm, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm tiến hành kiểm tra tại cơ sở của người sản xuất, người nhập khẩu hàng hóa đó hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền đề nghị cơ quan kiểm tra tại cơ sở của người sản xuất, người nhập khẩu theo quy định pháp luật.
(5) Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính chuyển người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm: Quyết định kiểm tra, Biên bản kiểm tra, Biên bản vi phạm hành chính, Biên bản niêm phong, Thông báo tạm dừng lưu thông, các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm, các tài liệu có liên quan do tổ chức, cá nhân vi phạm cung cấp có xác nhận của tổ chức, cá nhân vi phạm và công văn của cơ quan kiểm tra đề nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật.
Người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và thông báo đến cơ quan kiểm tra biết kết quả xử phạt để theo dõi, tổng hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.