Mẫu sổ gốc cấp bằng cử nhân cho sinh viên cao đẳng/trung cấp sư phạm năm 2023? Các trường hợp được cấp lại văn bằng, chứng chỉ?

Cho tôi hỏi về mẫu sổ gốc cấp bằng cử nhân (bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm/bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm) như thế nào? Các trường hợp được cấp lại văn bằng, chứng chỉ? Cảm ơn!

Mẫu sổ gốc cấp bằng cử nhân (bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm/bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm)?

Căn cứ Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định về mẫu sổ gốc cấp bằng cử nhân (bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm/bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm) như sau:

Tải về mẫu sổ gốc cấp bằng cử nhân: Tại đây

Mẫu sổ gốc cấp bằng cử nhân (bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm/bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm) gồm những nội dung gì?

Mẫu sổ gốc cấp bằng cử nhân cho sinh viên cao đẳng/trung cấp sư phạm năm 2023? Các trường hợp được cấp lại văn bằng, chứng chỉ? (Hình từ Internet)

Các trường hợp được cấp lại văn bằng, chứng chỉ?

Căn cứ Điều 18 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định về việc cấp lại văn bằng, chứng chỉ như sau:

Cấp lại văn bằng, chứng chỉ
1. Trường hợp văn bằng, chứng chỉ đã cấp nhưng phát hiện bị viết sai do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ thì cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm cấp lại bản chính văn bằng, chứng chỉ.
2. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ quy định tại Điều 15 của Quy chế này có thẩm quyền cấp lại văn bằng, chứng chỉ.
3. Thủ tục cấp lại văn bằng, chứng chỉ như sau:
a) Người có yêu cầu cấp lại văn bằng, chứng chỉ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho cơ quan có thẩm quyền cấp lại văn bằng, chứng chỉ một bộ hồ sơ gồm: đơn đề nghị cấp lại văn bằng, chứng chỉ; văn bằng, chứng chỉ đề nghị cấp lại; giấy tờ chứng minh cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ viết sai văn bằng, chứng chỉ;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc cấp lại văn bằng, chứng chỉ; nếu không cấp lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp mẫu văn bằng, chứng chỉ tại thời điểm cấp văn bằng, chứng chỉ đã thay đổi, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ sử dụng mẫu văn bằng, chứng chỉ hiện hành để cấp cho người được cấp lại văn bằng, chứng chỉ."

Sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ được hiểu như thế nào?

Căn cứ Điều 19 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định về sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ được quy định như sau:

Sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ
1. Sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ là tài liệu do cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ. Sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ ghi đầy đủ những nội dung tiếng Việt của bản chính văn bằng, chứng chỉ mà cơ quan đó đã cấp. Trường hợp văn bằng, chứng chỉ được chỉnh sửa nội dung hoặc được cấp lại thì phải lập phụ lục sổ gốc để ghi các nội dung được chỉnh sửa hoặc thay đổi của văn bằng, chứng chỉ.
Sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ phải được ghi chính xác, đánh số trang, đóng dấu giáp lai, không được tẩy xóa, đảm bảo quản lý chặt chẽ và lưu trữ vĩnh viễn.
Mẫu sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ được quy định từ Phụ lục I đến Phụ lục VII kèm theo Quy chế này.
2. Việc lập sổ gốc cấp văn bằng, cấp phát và quản lý đối với bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông thực hiện như sau:
a) Sau khi lập sổ gốc cấp văn bằng theo quy định tại khoản 1 Điều này, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo giao văn bằng đã được ghi đầy đủ nội dung và ký, đóng dấu cho các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (gọi chung là nhà trường) để phát văn bằng cho người được cấp văn bằng;
b) Nhà trường ghi các thông tin của văn bằng vào Sổ đăng bộ và phát văn bằng cho người được cấp văn bằng; người được cấp văn bằng ký nhận văn bằng trong cột ghi chú của Sổ đăng bộ;
c) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể trình tự, thủ tục giao, nhận văn bằng giữa phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo với nhà trường; quy định cụ thể trách nhiệm quản lý và phát văn bằng của nhà trường; quy định cụ thể việc lưu trữ văn bằng chưa phát cho người học."

Như vậy, sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ được hiểu như trên.

Ai có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ?

Căn cứ tại Điều 21 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:

Thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ
Người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ và đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đã sáp nhập, chia, tách, giải thể thì người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.

Như vậy theo quy định trên thủ trưởng cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ và đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,813 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào