Mẫu Quyết định cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự theo Thông tư 04/2023/TT-BTP?
Mẫu Quyết định cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự theo Thông tư 04/2023/TT-BTP?
Căn cứ Thông tư 04/2023/TT-BTP hướng dẫn thực hiện thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.
Mẫu Quyết định cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự là Mẫu số A43-THADS tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BTP.
Mẫu Quyết định cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự theo Thông tư 04/2023/TT-BTP được áp dụng từ ngày 01/10/2023.
> Tải Mẫu Quyết định cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất Tại đây.
Mẫu Quyết định cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự theo Thông tư 04/2023/TT-BTP? (Hình từ Internet)
Xử lý tài sản gắn liền với đất được chuyển giao được thực hiện thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 117 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:
Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất
...
2. Việc xử lý tài sản gắn liền với đất được chuyển giao thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp tài sản gắn liền với đất hình thành sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản đó tháo dỡ hoặc chuyển tài sản ra khỏi diện tích đất phải chuyển giao cho người được thi hành án. Nếu người có tài sản không thực hiện thì Chấp hành viên cưỡng chế tháo dỡ hoặc chuyển tài sản ra khỏi diện tích đất phải chuyển giao, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Chi phí cưỡng chế do người có tài sản chịu.
Trường hợp người có tài sản gắn liền với đất từ chối nhận tài sản thì Chấp hành viên lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản, giao tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự và thông báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản.
Hết thời hạn thông báo mà người có tài sản không đến nhận thì tài sản được xử lý theo quy định tại Điều 126 của Luật này;
b) Trường hợp tài sản gắn liền với đất có trước khi có bản án, quyết định sơ thẩm nhưng bản án, quyết định được thi hành không tuyên rõ việc xử lý đối với tài sản đó thì cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu Toà án đã ra bản án, quyết định giải thích rõ việc xử lý đối với tài sản hoặc đề nghị Toà án có thẩm quyền xem xét lại nội dung bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Như vậy, việc xử lý tài sản gắn liền với đất được chuyển giao thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Thông tư 04/2023/TT-BTP được áp dụng từ ngày mấy?
Căn cứ quy định tại Điều 37 Thông tư 04/2023/TT-BTP về hiệu lực thi hành của văn bản như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2023. Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Đối với việc thi hành án đã thi hành một phần hoặc chưa thi hành xong trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng đã thực hiện các thủ tục về thi hành án theo đúng quy định thì kết quả thi hành án được công nhận; các thủ tục thi hành án tiếp theo được tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư này.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì sẽ áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế đó.
Theo đó, Thông tư 04/2023/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 01/10/2023.
Từ ngày 01/10/2023, Thông tư 01/2016/TT-BTP sẽ hết hiệu lực.
Việc thi hành án đã thi hành một phần hoặc chưa thi hành xong trước ngày 01/10/2023 nhưng đã thực hiện các thủ tục về thi hành án theo đúng quy định thì kết quả thi hành án được công nhận; các thủ tục thi hành án tiếp theo được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư 04/2023/TT-BTP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.