Mẫu quyết định ban hành Quy trình vận hành công trình thủy lợi mới nhất? Tổ chức vận hành, quản lý công trình thủy lợi như thế nào?
Mẫu quyết định ban hành Quy trình vận hành công trình thủy lợi gồm những nội dung gì?
Căn cứ Mẫu số 01 quy định ban hành kèm theo Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT về quyết định ban hành quy trình vận hành công trình thủy lợi như sau:
Như vậy, mẫu quyết định ban hành quy trình vận hành công trình thủy lợi được quy định như trên.
Mẫu quyết định ban hành quy trình vận hành công trình thủy lợi gồm những nội dung gì? Quy định tổ chức vận hành, quản lý công trình thủy lợi?
Tổ chức vận hành, quản lý, khai thác công trình thủy lợi?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT quy định về tổ chức thực hiện quy trình vận hành công trình thủy lợi như sau:
"Điều 12. Tổ chức thực hiện quy trình vận hành
1. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình có trách nhiệm vận hành công trình theo đúng quy trình được phê duyệt.
2. Hoạt động vận hành công trình phải được tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi ghi chép vào nhật ký vận hành công trình.
3. Tổ chức khai thác công trình thủy lợi báo cáo kết quả vận hành tới chủ quản lý công trình chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 hàng năm.
4. Sau 5 năm thực hiện quy trình vận hành, tổ chức khai thác công trình thủy lợi phải tổ chức rà soát, đánh giá kết quả thực hiện gửi chủ sở hữu, chủ quản lý công trình. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả tổng hợp thực hiện quy trình vận hành trên địa bàn tỉnh, gửi Tổng cục Thủy lợi.
5. Mẫu báo cáo kết quả vận hành theo quy định tại mẫu 06, mẫu 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này."
Căn cứ quy định tại Điều 25 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng như sau:
"Điều 25. Tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
1. Công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng do tổ chức thủy lợi cơ sở trực tiếp quản lý, khai thác hoặc lựa chọn tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác.
2. Loại hình tổ chức thủy lợi cơ sở và phương thức quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng do tổ chức thủy lợi cơ sở quyết định khi được tối thiểu 75% thành viên của tổ chức thông qua.
3. Tổ chức thủy lợi cơ sở thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, pháp luật về dân sự và điều lệ hoặc quy chế hoạt động dịch vụ thủy lợi được trên 50% thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở thông qua và Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Toàn bộ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở.
4. Tổ chức thủy lợi cơ sở được hỗ trợ kỹ thuật, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn về thủy lợi và của doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn.
5. Đối với công trình thủy lợi phục vụ cấp, tưới, tiêu và thoát nước cho 2 xã trở lên thì thành lập tổ chức thủy lợi cơ sở theo loại hình Hợp tác xã hoặc liên hiệp tổ chức thủy lợi cơ sở."
Như vậy, tổ chức vận hành, quản lý, khai thác công trình thủy lợi được quy định như trên.
Yêu cầu đối với chủ thể khai thác công trình thủy lợi và giấy phép hoạt động công trình thủy lợi?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định về Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi như sau:
- Doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Tổ chức thủy lợi cơ sở phải bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Có nội quy hoặc quy chế được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của Luật Hợp tác xã, Bộ luật Dân sự và các quy định khác có liên quan;
+ Có tổ chức bộ máy, người vận hành có chuyên môn đáp ứng theo quy định của Nghị định này, phù hợp yêu cầu kỹ thuật, quy mô công trình thủy lợi được giao khai thác.
- Cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về các công việc mình thực hiện;
+ Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công trình thủy lợi mà cá nhân đó thực hiện khai thác.
- Việc bố trí, sử dụng lao động, trang thiết bị phục vụ quản lý vận hành công trình thủy lợi nhỏ phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ quy định tại Điều 13 Nghị định 67/2018/NĐ-CP (Khoản 4 Điều 13 này bị bãi bỏ bởi điểm e khoản 2 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP) quy định về giấy phép cấp cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, gồm:
- Xây dựng công trình mới;
- Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
- Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;
- Trồng cây lâu năm;
- Hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;
- Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ;
- Nuôi trồng thủy sản;
- Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác;
- Xây dựng công trình ngầm.
Như vậy, yêu cầu đối với chủ thể khai thác công trình thủy lợi và giấy phép hoạt động công trình thủy lợi được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.