Mẫu phiếu sử dụng trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội được quy định như thế nào?

Cho hỏi mẫu phiếu sử dụng trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội được quy định như thế nào? Câu hỏi của chị Diễm Quỳnh đến từ Thanh Hóa.

Mẫu phiếu sử dụng trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội được quy định như thế nào?

Hiện nay, khi thực hiện quy trình bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội thì cần phải sử dụng đến mẫu phiếu tín nhiệm được quy định tại Mục 2 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 85/2014/QH15 quy định như sau:

Tải mẫu phiếu sử dụng trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội: Tại đây.

Mẫu phiếu sử dụng trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội được quy định như thế nào?

Mẫu phiếu sử dụng trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội được quy định như thế nào?

Thế nào là bỏ phiếu tín nhiệm? Mục đích của việc bỏ phiếu tín nhiệm là gì?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 85/2014/QH15 đã đưa ra khái niệm về bỏ phiếu tín nhiệm như sau:

- Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm.

Tại Điều 3 Nghị quyết 85/2014/QH15 quy định như sau:

Mục đích lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá cán bộ.

Theo đó, mục đích của việc bỏ phiếu tín nhiệm là nhằm giúp người được bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá cán bộ.

Công khai kết quả bỏ phiếu tín nhiệm trên những nội dung nào?

Căn cứ vào Điều 17 Nghị quyết 85/2014/QH15 quy định như sau:

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
1. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban kiểm phiếu công bố công khai tại kỳ họp gồm các nội dung sau đây:
a) Họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm;
b) Tổng số phiếu phát ra, số phiếu thu về và số phiếu hợp lệ;
c) Tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm cao”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân;
d) Tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân;
đ) Tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban kiểm phiếu công bố công khai tại kỳ họp gồm các nội dung sau đây:
a) Họ tên, chức vụ của người được bỏ phiếu tín nhiệm;
b) Tổng số phiếu phát ra, số phiếu thu về và số phiếu hợp lệ;
c) Tổng số phiếu “tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân;
d) Tổng số phiếu “không tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Tổng số đại biểu Quốc hội, tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được sử dụng làm căn cứ để tính tỷ lệ phiếu là số đại biểu của Quốc hội, Hội đồng nhân dân tại thời điểm lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đang bị tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ đại biểu không được tính vào tổng số này.
4. Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm ghi rõ thời gian lấy phiếu tín nhiệm, tổng số người được lấy phiếu tín nhiệm; đánh giá chung về việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm và kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với từng người; xác định những người thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị quyết này.
5. Nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm ghi rõ thời gian, kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, xác định người có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân không tín nhiệm.

Như vậy, kết quả bỏ phiếu tín nhiệm sẽ được công khai trực tiếp tại kỳ họp. Kết quả được công khai sẽ gồm có những nội dung như sau:

- Họ tên, chức vụ của người được bỏ phiếu tín nhiệm;

- Tổng số phiếu phát ra, số phiếu thu về và số phiếu hợp lệ;

- Tổng số phiếu “tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân;

- Tổng số phiếu “không tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,080 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào