Mẫu nhận xét môn giáo dục thể chất theo Thông tư 27 thế nào? Cách ghi nhận xét môn giáo dục thể chất lớp 1 theo Thông tư 27 ra sao?
Mẫu nhận xét môn giáo dục thể chất theo Thông tư 27 thế nào? Cách ghi nhận xét môn giáo dục thể chất lớp 1 theo Thông tư 27 ra sao?
Xem thêm: Mẫu lời nhận xét môn mĩ thuật theo Thông tư 27
Xem thêm: Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Thông tư 20
Dưới đây là mẫu nhận xét môn giáo dục thể chất theo Thông tư 27 cho quý thầy/cô tham khảo:
1. Khả năng thực hiện các bài tập, kỹ thuật: Nêu rõ khả năng thực hiện các bài tập, kỹ thuật cụ thể của học sinh (tốt, khá, trung bình, yếu). Ví dụ: - Học sinh thực hiện tốt các bài tập thể dục buổi sáng, các bài tập rèn luyện sức mạnh, sức bền, tốc độ và sự linh hoạt. - Học sinh thực hiện khá các kỹ thuật cơ bản của các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, cầu lông. - Học sinh cần rèn luyện thêm kỹ năng thực hiện các bài tập phối hợp và khéo léo. 2. Ý thức rèn luyện: Đánh giá mức độ ý thức rèn luyện của học sinh trong học tập và rèn luyện. Ví dụ: - Học sinh có ý thức rèn luyện tốt, thường xuyên tham gia đầy đủ các tiết học Giáo dục thể chất, tích cực tập luyện và hoàn thành tốt các bài tập. - Học sinh cần nâng cao ý thức rèn luyện, tham gia tích cực hơn vào các hoạt động thể dục, thể thao. 3. Tinh thần thể thao: Đánh giá tinh thần thể thao của học sinh trong các hoạt động học tập và rèn luyện. Ví dụ: - Học sinh có tinh thần thể thao cao thượng, biết chấp nhận thắng thua, luôn đoàn kết, hợp tác với bạn bè trong các trò chơi và thi đấu. - Học sinh cần rèn luyện tinh thần thể thao trung thực, không gian lận, chấp nhận kết quả thi đấu. 4. Thái độ học tập: Đánh giá thái độ học tập của học sinh trong các hoạt động học tập và rèn luyện. Ví dụ: - Học sinh có thái độ học tập hăng say, tích cực, luôn tập trung chú ý khi học và rèn luyện. - Học sinh cần rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức học tập tốt hơn. 5. Kỹ năng hợp tác, giao tiếp: Đánh giá kỹ năng hợp tác, giao tiếp của học sinh trong các hoạt động học tập và rèn luyện. Ví dụ: - Học sinh có kỹ năng hợp tác, giao tiếp tốt, biết lắng nghe, chia sẻ và phối hợp với bạn bè trong các hoạt động tập thể. - Học sinh cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp tự tin, rõ ràng, mạch lạc hơn. Mẫu nhận xét môn giáo dục thể chất theo thông tư 27 theo ưu điểm, hạn chế: Nêu cụ thể những ưu điểm, hạn chế của học sinh trong việc thực hiện các bài tập, kỹ thuật, rèn luyện phẩm chất đạo đức, sức khỏe. Ví dụ: Ưu điểm: - Học sinh có sức khỏe tốt, khả năng vận động tốt, sức mạnh và sức bền tốt. - Học sinh có ý thức rèn luyện tốt, thường xuyên tham gia đầy đủ các tiết học Giáo dục thể chất, tích cực tập luyện và hoàn thành tốt các bài tập. - Học sinh có tinh thần thể thao cao thượng, biết chấp nhận thắng thua, luôn đoàn kết, hợp tác với bạn bè trong các trò chơi và thi đấu. - Học sinh có ý thức rèn luyện tốt, thường xuyên tham gia đầy đủ các tiết học Giáo dục thể chất. Hạn chế: - Học sinh cần rèn luyện thêm kỹ năng thực hiện các bài tập phối hợp và khéo léo. - Học sinh cần nâng cao ý thức rèn luyện, tham gia tích cực hơn vào các hoạt động thể dục, thể thao. - Học sinh cần rèn luyện tinh thần thể thao trung thực, không gian lận, chấp nhận kết quả thi đấu. - Học sinh cần rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức học tập tốt hơn. - Học sinh cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp tự tin, rõ ràng, mạch lạc hơn. |
Trên đây là mẫu nhận xét môn giáo dục thể chất theo Thông tư 27.
Mẫu nhận xét môn giáo dục thể chất theo Thông tư 27 thế nào? Cách ghi nhận xét môn giáo dục thể chất lớp 1 theo Thông tư 27 ra sao?
Năm học 2023-2024 thì học sinh lớp 1 được đánh giá xếp loại như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định việc đánh giá xếp loại học sinh lớp 1 như sau:
Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục
1. Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học:
a) Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về môn học, hoạt động giáo dục để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của từng học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
b) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
2. Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện:
a) Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:
- Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;
- Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;
- Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;
- Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.
b) Ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá giáo dục và các thành tích của học sinh được khen thưởng trong năm học vào Học bạ.
Theo đó, hiện nay học sinh lớp 1 được đánh giá theo các 4 mức: Hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành. Cụ thể:
Kết quả học tập | Điều kiện |
Hoàn thành xuất sắc | - Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; - Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; - Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên; |
Hoàn thành tốt | - Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; - Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; - Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên; |
Hoàn thành | - Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; - Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; - Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên; |
Chưa hoàn thành | Những học sinh không thuộc các đối tượng trên. |
Đánh giá học sinh lớp 1 phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
- Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
- Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.