Mẫu nhận xét học bạ theo Thông tư 27 lớp 2 mới nhất năm 2024? Tải mẫu nhận xét học bạ theo Thông tư 27 ở đâu?

Tôi muốn hỏi mẫu nhận xét học bạ theo Thông tư 27 lớp 2 mới nhất năm 2024? Tải mẫu nhận xét học bạ theo Thông tư 27 ở đâu? - Câu hỏi của chị N.L.T (Biên Hòa).

Mẫu nhận xét học bạ theo Thông tư 27 lớp 2 mới nhất năm 2024? Tải mẫu nhận xét học bạ theo Thông tư 27 ở đâu?

>> Xem thêm: Mẫu nhận xét học bạ lớp 5 theo Thông tư 27

>> Xem thêm: Hướng dẫn minh chứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT năm 2024

Học bạ dùng để ghi kết quả tổng hợp đánh giá cuối năm học của học sinh.

Giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm sẽ thực hiện nhận xét học bạ lớp 2 cho học sinh bao gồm kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; mức đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

Dưới đây là mẫu nhận xét học bạ theo Thông tư 27 lớp 2

Tải về

Mẫu nhận xét học bạ dưới đây gồm:

- Nhận xét đánh giá đầy đủ các môn học

- Nhận xét học sinh từng học kỳ

- Lời nhận xét năng lực, đặc thù lớp 2 theo Thông tư 27

- Lời nhận xét phẩm chất lớp 2 theo Thông tư 27

Mẫu nhận xét học bạ theo Thông tư 27 lớp 2 mới nhất năm 2024? Tải mẫu nhận xét học bạ theo Thông tư 27 ở đâu?

Mẫu nhận xét học bạ theo Thông tư 27 lớp 2 mới nhất năm 2024? Tải mẫu nhận xét học bạ theo Thông tư 27 ở đâu? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn ghi học bạ theo Thông tư 27 như thế nào?

Tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có nêu rõ cách ghi học bạ theo Thông tư 27 như sau:

Học bạ dùng để ghi kết quả tổng hợp đánh giá cuối năm học của học sinh. Khi ghi Học bạ, giáo viên cần nghiên cứu kỹ Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học.

(1) Trang 3, thông tin ghi theo giấy khai sinh của học sinh.

(2) Mục "1. Các môn học và hoạt động giáo dục"

- Trong cột "Mức đạt được": Ghi ký hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt"; H nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".

- Trong cột "Điểm KTĐK" đối với các môn học có Bài kiểm tra định kỳ: ghi điểm số của bài kiểm tra cuối năm học; đối với học sinh được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra lần cuối.

- Trong cột "Nhận xét": Ghi những điểm nổi bật về sự tiến bộ, năng khiếu, hứng thú học tập đối với các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh; nội dung, kỹ năng chưa hoàn thành trong từng môn học, hoạt động giáo dục cần được khắc phục, giúp đỡ (nếu có).

(3) Mục "2. Những phẩm chất chủ yếu" và mục "3. Những năng lực cốt lõi"

- Trong cột “Mức đạt được” tương ứng với từng nội dung đánh giá về phẩm chất, năng lực: ghi ký hiệu T nếu học sinh đạt mức “Tốt”, Đ nếu học sinh đạt mức “Đạt” hoặc C nếu học sinh ở mức “Cần cố gắng”.

- Trong cột “Nhận xét” tương ứng với nội dung đánh giá về phẩm chất: ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số phẩm chất chủ yếu của học sinh.

Ví dụ: Đi học đầy đủ, đúng giờ; mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân; biết giữ lời hứa; tôn trọng và biết giúp đỡ mọi người;...

- Trong cột "Nhận xét" tương ứng với nội dung đánh giá về năng lực: ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số năng lực chung, năng lực đặc thù của học sinh.

Ví dụ: Biết vệ sinh thân thể, ăn mặc gọn gàng; chủ động, phối hợp trong học tập; có khả năng tự học; ...; sử dụng ngôn ngữ lưu loát trong cuộc sống và học tập, biết tư duy, lập luận và giải quyết được một số vấn đề toán học quen thuộc;...

(4) Mục "4. Đánh giá kết quả giáo dục"

Ghi một trong bốn mức: “Hoàn thành xuất sắc”; “Hoàn thành tốt”; “Hoàn thành” hoặc “Chưa hoàn thành”.

(5) Mục "5. Khen thưởng"

Ghi những thành tích mà học sinh được khen thưởng trong năm học.

Ví dụ: Đạt danh hiệu Học sinh Xuất sắc; Đạt danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện; Đạt giải Nhì hội giao lưu An toàn giao thông cấp huyện;...

(6) Mục “6. Hoàn thành chương trình lớp học/chương trình tiểu học

Ghi Hoàn thành chương trình lớp ......../chương trình tiểu học hoặc Chưa hoàn thành chương trình lớp ......./chương trình tiểu học; Được lên lớp hoặc Chưa được lên lớp.

Ví dụ:

- Hoàn thành chương trình lớp 2; Được lên lớp 3.

- Hoàn thành chương trình tiểu học.

Học bạ được nhà trường bảo quản và trả lại cho học sinh khi học sinh chuyển trường học xong chương trình tiểu học.

5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?

Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh như sau:

10 các năng lực cốt lõi của học sinh bao gồm:

- Năng lực chung của học sinh:

+ Năng lực tự chủ và tự học

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực đặc thù của học sinh

+ Năng lực ngôn ngữ

+ Năng lực tính toán

+ Năng lực khoa học

+ Năng lực công nghệ

+ Năng lực tin học

+ Năng lực thẩm mĩ

+ Năng lực thể chất

5 phẩm chất chủ yếu của học sinh các cấp bao gồm:

- Yêu nước

- Nhân ái

- Chăm chỉ

- Trung thực

- Trách nhiệm

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
30,236 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào