Mẫu mới nhất Biên bản không nhận quyết định xử phạt và hủy bỏ quyết định vi phạm hành chính năm 2022?
8 trường hợp phải hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải ban hành quyết định hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Không đúng đối tượng vi phạm;
+ Vi phạm quy định về thẩm quyền ban hành quyết định;
+ Vi phạm quy định về thủ tục ban hành quyết định;
+ Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
+ Trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
+ Trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
+ Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
+ Trường hợp không ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ toàn bộ quyết định có sai sót, nếu người đã ban hành quyết định không hủy bỏ quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều này, nếu có căn cứ để ban hành quyết định mới, thì người đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới.
Trong trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều này, nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc pháp luật có quy định áp dụng hình thức xử phạt tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới để tịch thu, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Mẫu mới nhất về biên bản không nhận quyết định xử phạt và hủy bỏ quyết định vi phạm hành chính năm 2022?
Không nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 70 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
"Điều 70. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.
Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao."
Mẫu biên bản về việc không nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính năm 2022?
Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định mẫu biên bản về việc không nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Mẫu MBB06 như sau:
Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính năm 2022?
Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định mẫu quyết định hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính: Mẫu MQĐ40 như sau:
Trên đây là mẫu mới nhất về biên bản không nhận quyết định xử phạt và hủy bỏ quyết định vi phạm hành chính năm 2022. Xem chi tiết các mẫu quyết định/biên bản: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.