Mẫu kế hoạch PCCC của doanh nghiệp mới nhất 2025? Tải mẫu kế hoạch PCCC của doanh nghiệp ở đâu?
Mẫu kế hoạch PCCC của doanh nghiệp mới nhất 2025? Tải mẫu kế hoạch PCCC của doanh nghiệp ở đâu?
Mẫu kế hoạch PCCC của doanh nghiệp là một văn bản quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho nhân sự và tài sản trong công ty trước nguy cơ cháy nổ.
DƯỚI ĐÂY LÀ MẪU KẾ HOẠCH PCCC CỦA DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT 2025:
CÔNG TY…… ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: ……/…… | …, ngày …. tháng …. năm … |
KẾ HỌACH
Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 20……
Thực hiện Luật phòng cháy, chữa cháy (PCCC) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điểm của Luật PCCC ngày 22 tháng 11 năm 2013; Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 “Quy định chi tiết một số điều thi hành luật Phòng cháy, chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy”; Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10/5/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2022 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; các văn bản hướng dẫn thi hành Công ty …………. ban hành kế hoạch kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn năm 20…., như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Bảo vệ con người: Đảm bảo an toàn tính mạng của toàn bộ cán bộ, công nhân viên (CBCNV) và khách hàng.
2. Bảo vệ tài sản: Hạn chế thiệt hại về tài sản, hàng hóa và thiết bị.
3. Giảm thiểu gián đoạn: Tránh làm gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh.
4. Tuân thủ pháp luật: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của luật pháp và quy định hiện hành về PCCC.
II. PHÂN TÍCH NGUY CƠ CHÁY NỔ
1. Xác định các khu vực rủi ro cao:
- Nhà xưởng, kho bãi: Chứa vật liệu dễ cháy như gỗ, hóa chất, hoặc sản phẩm nhựa.
- Phòng máy: Nơi có thiết bị điện tử và hệ thống máy móc lớn.
- Khu vực bếp ăn công nghiệp: Sử dụng khí gas, dầu ăn.
2. Nguồn gây cháy phổ biến:
- Hệ thống điện (ngắn mạch, quá tải).
- Thiết bị sinh nhiệt (máy hàn, máy sấy).
- Sự bất cẩn của con người (hút thuốc, sơ ý với nguồn lửa).
3. Tác động tiềm tàng:
- Ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh.
- Tác động xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
III. TỔ CHỨC VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Ban chỉ huy PCCC doanh nghiệp:
- Trưởng ban: [Tên, chức vụ] – Chịu trách nhiệm chỉ đạo tổng thể.
- Phó ban: [Tên, chức vụ] – Phụ trách điều hành và báo cáo khi xảy ra sự cố.
- Thành viên: [Danh sách chi tiết các bộ phận liên quan].
Xem chi tiết...
Mẫu kế hoạch PCCC của doanh nghiệp |
*Lưu ý: Mẫu kế hoạch PCCC của doanh nghiệp mới nhất 2025 chỉ mang tính chất tham khảo!
Việc xây dựng một mẫu kế hoạch PCCC của doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế.
Các doanh nghiệp thường tìm kiếm mẫu kế hoạch PCCC của doanh nghiệp mới nhất để đảm bảo cập nhật những yêu cầu mới trong năm 2025. Do đó, việc tìm hiểu và áp dụng mẫu kế hoạch PCCC của doanh nghiệp một cách chính xác sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực phòng chống cháy nổ và an toàn lao động.
Mẫu kế hoạch PCCC của doanh nghiệp mới nhất 2025? Tải mẫu kế hoạch PCCC của doanh nghiệp ở đâu? (Hình ảnh Internet)
Nội dung cơ bản của phương án phòng cháy chữa cháy gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về phương án phòng cháy chữa cháy phải đảm bảo các yêu cầu và nội dung sau:
- Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;
- Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;
- Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy;
- Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và được cấp có thẩm quyền phê duyệt lại khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
Phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy như thế nào?
Căn cứ 5 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy như sau:
(1) Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn dưới đây:
- Sự cố, tai nạn cháy;
- Sự cố, tai nạn nổ;
- Sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối;
- Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá;
- Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm;
- Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có yêu cầu;
- Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm;
- Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí;
- Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật.
(2) Các sự cố, tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này là sự cố, tai nạn chưa đến mức quy định tại điểm d khoản 3 Điều 6 Nghị định 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (sau đây viết gọn là Nghị định 30/2017/NĐ-CP); cứu nạn, cứu hộ trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo quy định tại Nghị định 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; cứu nạn cứu hộ trên đường thủy nội địa, bến thủy nội địa, vùng nước cảng, cảng biển thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.