Mẫu Kế hoạch kiểm toán ngân sách địa phương tại các Bộ, cơ quan trung ương từ ngày 15/02/2023 như thế nào?
Mẫu Kế hoạch kiểm toán ngân sách địa phương tại các Bộ, cơ quan trung ương từ ngày 15/02/2023 như thế nào?
Căn cứ Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN ngày 10/01/2023 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Mẫu Kế hoạch kiểm toán ngân sách địa phương tại các Bộ, cơ quan trung ương từ ngày 15/02/2023 là Mẫu số 01/KHKT-NSBN Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN.
Theo đó, Kế hoạch kiểm toán ngân sách địa phương tại các Bộ, cơ quan trung ương được xây dựng với những nội dung sau:
- Kết quả khảo sát thu thập thông tin
+ Thông tin chung về đơn vị, tình hình quản lý tài chính, tình hình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;
+ Thông tin về các chuyên đề lồng ghép;
+ Đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Mục tiêu kiểm toán
- Tiêu chí đánh giá trong kiểm toán hoạt động
- Nội dung, phương pháp, thủ tục kiểm toán
- Phạm vi và giới hạn kiểm toán
- Địa điểm và thời hạn kiểm toán
- Tổ chức Đoàn kiểm toán
+ Trưởng đoàn;
+ Phó Trưởng đoàn;
+ Các thành viên của Đoàn kiểm toán chia thành các tổ kiểm toán
- Dự toán kinh phí và các điều kiện vật chất cho hoạt động kiểm toán (Công tác phí; Tiền phòng nghỉ; Chi phí thuê tư vấn; Ô tô phục vụ đi lại của Đoàn kiểm toán; Trang thiết bị văn phòng;...)
Tải Mẫu Kế hoạch kiểm toán ngân sách địa phương tại các Bộ, cơ quan trung ương mới nhất Tại đây.
Mẫu Kế hoạch kiểm toán ngân sách địa phương tại các Bộ, cơ quan trung ương từ ngày 15/02/2023? (Hình từ Internet)
Việc lập kế hoạch kiểm toán tổng quát được quy định ra sao?
Việc lập kế hoạch kiểm toán tổng quát được quy định tại Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 03/2021/QĐ-KTNN quy định về trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và ban hành kế hoạch kiểm toán tổng quát của cuộc kiểm toán do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành.
Cụ thể như sau:
Trên cơ sở khảo sát, thu thập và đánh giá thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, thông tin về tài chính và các thông tin khác về đơn vị được kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán tổ chức lập kế hoạch kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Mục tiêu kiểm toán.
- Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu.
- Xác định trọng yếu kiểm toán.
- Nội dung kiểm toán.
- Phương pháp và thủ tục kiểm toán.
- Xác định tiêu chí kiểm toán.
- Phạm vi và giới hạn kiểm toán.
- Thời hạn kiểm toán.
- Bố trí nhân sự kiểm toán.
- Kinh phí và các điều kiện vật chất cần thiết cho cuộc kiểm toán.
Nội dung chi tiết của từng bước công việc trên thực hiện theo Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước, Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, hướng dẫn kiểm toán lĩnh vực phù hợp với cuộc kiểm toán, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.
Quá trình lập, thẩm định, xét duyệt và ban hành kế hoạch kiểm toán tuân theo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 03/2021/QĐ-KTNN.
Quá trình lập, thẩm định, xét duyệt và ban hành kế hoạch kiểm toán tuân theo những nguyên tắc sau:
- Kế hoạch kiểm toán phải được lập, thẩm định và xét duyệt đối với tất cả các cuộc kiểm toán trước khi tổ chức thực hiện kiểm toán.
- Kế hoạch kiểm toán phải phù hợp với kế hoạch kiểm toán năm và phương án tổ chức kiểm toán năm đã được Tổng Kiểm toán nhà nước phân giao, phê duyệt.
- Kế hoạch kiểm toán phải tuân thủ hệ thống chuẩn mực Kiểm toán nhà nước, quy trình, quy định về mẫu biểu hồ sơ kiểm toán do Kiểm toán nhà nước ban hành phù hợp với từng lĩnh vực kiểm toán và các quy định khác có liên quan của Kiểm toán nhà nước.
- Việc lập, thẩm định, xét duyệt và ban hành kế hoạch kiểm toán phải tuân thủ quy định về bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật và Danh mục bí mật Nhà nước thuộc lĩnh vực Kiểm toán nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN chính thức có hiệu lực từ ngày 25/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.