Mẫu KĐ06 Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu từ 1/1/2025 ra sao?

Mẫu KĐ06 Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu từ 1/1/2025 ra sao?

Mẫu KĐ06 Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu từ 1/1/2025 ra sao?

Mẫu KĐ06 Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu được ban hành kèm theo Thông tư 82/2024/TT-BCA.

TẢI VỀ Mẫu KĐ06 Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu.

Mẫu KĐ06 Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu từ 1/1/2025 ra sao?

Mẫu KĐ06 Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu từ 1/1/2025 ra sao? (Hình từ Internet)

Việc cấp chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe nhập khẩu, phụ tùng nhập khẩu thực hiện thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 82/2024/TT-BCA quy định việc cấp chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe nhập khẩu, phụ tùng nhập khẩu thực hiện theo trình tự sau:

(1) Đơn vị nhập khẩu lập hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận chất lượng xe nhập khẩu, phụ tùng nhập khẩu theo quy định tại Điều 7 Thông tư 82/2024/TT-BCA, gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Cục Cảnh sát giao thông;

(2) Cục Cảnh sát giao thông tổ chức kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn đơn vị nhập khẩu xe bổ sung, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ theo quy định;

(3) Cục Cảnh sát giao thông tổ chức kiểm tra xe nhập khẩu theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Thông tư 82/2024/TT-BCA, kiểm tra hồ sơ phụ tùng nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 82/2024/TT-BCA; nếu đảm bảo yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu (sau đây viết gọn là Giấy chứng nhận chất lượng xe nhập khẩu) hoặc Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phụ tùng xe cơ giới nhập khẩu (sau đây viết gọn là Giấy chứng nhận phụ tùng nhập khẩu).

Trường hợp xe nhập khẩu, phụ tùng nhập khẩu không đảm bảo yêu cầu thì đề nghị đơn vị nhập khẩu tiến hành khắc phục trước khi Cục Cảnh sát giao thông tổ chức kiểm tra lại;

(4) Giấy chứng nhận chất lượng xe nhập khẩu có giá trị 12 tháng kể từ ngày cấp, được lập thành 03 bản có nội dung, giá trị như nhau, trong đó: 01 bản để làm thủ tục đăng ký, 01 bản để làm thủ tục kiểm định, 01 bản lưu tại Cục Cảnh sát giao thông. Riêng Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu được lập thành 02 bản có nội dung, giá trị như nhau, trong đó: 01 bản dùng để đăng ký, 01 bản lưu tại Cục Cảnh sát giao thông.

Giấy chứng nhận chất lượng phụ tùng nhập khẩu được lập thành 02 bản có nội dung, giá trị như nhau, trong đó: 01 bản cấp cho đơn vị nhập khẩu, 01 bản lưu tại Cục Cảnh sát giao thông.

Hướng dẫn giải quyết một số trường hợp cụ thể khi kiểm tra thực tế xe nhập khẩu thế nào?

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 82/2024/TT-BCA hướng dẫn giải quyết một số trường hợp cụ thể khi kiểm tra thực tế xe nhập khẩu như sau:

- Trường hợp xe không có số khung, số động cơ hoặc có nhiều số khung, số động cơ trên xe (không bị đục sửa, đóng lại) thì Cục Cảnh sát giao thông sẽ ghi 10 nhận tình trạng về số khung, số động cơ vào Giấy chứng nhận chất lượng xe nhập khẩu và ghi chú những vị trí đóng số trong những trường hợp đặc biệt.

Trường hợp xe có số khung, số động cơ có nghi vấn về tình trạng bị cắt, hàn, đục lại, tẩy xóa thì Cục Cảnh sát giao thông sẽ trưng cầu giám định tại cơ quan giám định chuyên ngành để xử lý.

- Trường hợp xe nhập khẩu bị hư hại trong quá trình vận chuyển từ cảng xếp hàng về Việt Nam thì đơn vị nhập khẩu được phép khắc phục một số hạng mục sau: thân vỏ, buồng lái, thùng hàng bị móp méo, lớp sơn bị trầy xước hoặc ô xi hóa cục bộ nhưng không bị mọt, thủng; kính chắn gió, kính cửa sổ bị nứt vỡ; hệ thống đèn chiếu sáng, tín hiệu bị nứt, vỡ; gạt nước bị hư hại hoặc hoạt động không bình thường; ắc quy khởi động động cơ không hoạt động.

- Năm sản xuất của xe nhập khẩu được xác định theo một trong các căn cứ sau: số nhận dạng của xe (số VIN, số PIN); số khung của xe; tài liệu của nhà sản xuất như catalog, sổ tay thông số kỹ thuật hoặc các thông tin của nhà sản xuất; thông tin trên nhãn mác của nhà sản xuất được gắn hoặc đóng trên xe; năm sản xuất được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc Giấy hủy đăng ký xe đang lưu hành tại nước ngoài.

Trường hợp dựa vào các căn cứ nêu trên mà chưa xác định được năm sản xuất của xe thì Cục Cảnh sát giao thông thành lập Hội đồng giám định, trong đó có sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành ở trong và ngoài ngành Công an để quyết định.

Thông tư 82/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
80 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào