Mẫu giới thiệu bản thân ngắn gọn khi đi phỏng vấn xin việc? Bộ hồ sơ xin việc gồm những tài liệu gì?
Mẫu giới thiệu bản thân ngắn gọn khi đi phỏng vấn xin việc?
Giới thiệu bản thân là một kỹ năng quan trọng khi đi phỏng vấn xin việc, giúp bạn tạo ấn tượng tốt với người khác cũng như nhà tuyển dụng. Khi giới thiệu bản thân, bạn cần thể hiện rõ ràng, tự tin và nhấn mạnh những điểm mạnh của bản thân liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Dưới đây là mẫu giới thiệu bản thân phổ biến, ứng viên có thể tham khảo:
Mẫu 1: Xin chào, tôi tên là Bùi Văn Nam. Tôi rất vui khi có cơ hội được tham gia buổi phỏng vấn hôm nay. Tôi là người Lâm Đồng. Tôi tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế TP.HCM với chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Tôi có kinh nghiệm 5 năm làm việc trong lĩnh vực F&B.Tôi rất quan tâm đến vị trí Trưởng phòng Kinh doanh của công ty và tin rằng tôi có những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với vị trí này.
Mẫu 2: Xin chào anh/chị, tôi là Nguyễn Hạnh Phương Anh. Tôi đến từ Lâm Đồng. Tôi vừa tốt nghiệp Đại học Ngân hàng với chuyên ngành Tài chính ngân hàng. Tôi có 05 kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Tôi rất quan tâm đến vị trí [tên vị trí] và tin rằng tôi có những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với vị trí này.
Mẫu 3: Xin chào anh/chị, tôi là Đặng Phan Hương Lan. Tôi là một người có tinh thần trách nhiệm cao và khả năng làm việc độc lập tốt. Tôi có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt. Tôi có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực marketing. Tôi rất quan tâm đến vị trí [tên vị trí] và tin rằng tôi có những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với vị trí này.
Trên đây là một số nội dung tham khảo về mẫu giới thiệu bản thân cho ứng viên.
Mẫu giới thiệu bản thân ngắn gọn khi đi phỏng vấn xin việc? Bộ hồ sơ xin việc gồm những tài liệu gì? (Hình từ internet)
Bộ hồ sơ xin việc gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Bộ luật Lao động 2019 về quyền làm việc của người lao động như sau:
Quyền làm việc của người lao động
1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.
Theo đó, người lao động có quyền tìm kiếm việc làm phù hợp với nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.
Bộ hồ sơ xin việc hiện nay không được quy định cụ thể tại các quy định pháp luật. Tuy nhiên, dựa vào khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 về nghĩa vụ cung cấp thông tin của người lao động như sau:
Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động
...
2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Theo đó, bộ hồ sơ xin việc 2023 cơ bản có thể được xác định bao gồm những giấy tờ, tài liệu sau:
STT | Hồ sơ xin việc |
1 | Đơn xin việc (Có thể là Đơn xin việc đánh máy hoặc viết tay) tải |
2 | Hồ sơ năng lực (Curriculum Vitae - CV) |
3 | Sơ yếu lý lịch |
4 | Bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân |
5 | Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan |
6 | Giấy khám sức khỏe |
7 | Ảnh chân dung 4x6 |
8 | Giấy tờ khác theo yêu cầu của người sử dụng lao động/doanh nghiệp |
Dùng chứng chỉ, bằng cấp của người khác để nộp hồ sơ xin việc bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 04/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác;
b) Cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình;
c) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai không đầy đủ thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị;
b) Công khai không chính xác thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện công khai theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.
b) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Như vậy, khi nộp hồ sơ xin việc, nếu người lao động có hành vi sử dụng chứng chỉ, bằng cấp của người khác có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.
Đồng thời, nếu chứng chỉ, bằng cấp bị tẩy xóa, sửa đổi thì sẽ bị thu hồi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.