Mẫu giấy ủy quyền rút tiền gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định như thế nào?

Mẫu giấy ủy quyền rút tiền gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Thái tại Long Thành.

Thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm theo ủy quyền của người gửi tiền được hướng dẫn thực hiện như thế nào?

Căn cứ Hướng dẫn 3579/NHCS-KHNV năm 2019 về tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Mục II Hướng dẫn 3579/NHCS-KHNV năm 2019, thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm theo ủy quyền của người gửi tiền được hướng dẫn thực hiện như sau:

- Người gửi tiền, người gửi tiền tiết kiệm chung có thể lập Giấy ủy quyền cho người khác phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan đến rút tiền gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm thay mình. Trường hợp người ủy quyền là người gửi tiền tiết kiệm chung, giấy ủy quyền phải có xác nhận của tất cả người gửi tiền tiết kiệm.

Trong đó, cần lưu ý về nội dung của giấy ủy quyền phải có các yếu tố sau:

+ Họ tên, địa chỉ của người ủy quyền và người được ủy quyền.

+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, ngày cấp, nơi cấp của người ủy quyền và người được ủy quyền.

+ Số Thẻ tiết kiệm; số tiền; thời hạn gửi tiền trên Thẻ tiết kiệm.

+ Nội dung và phạm vi ủy quyền (nêu chi tiết, cụ thể công việc ủy quyền, phạm vi, trách nhiệm,...).

+ Thời hạn ủy quyền.

+ Chữ ký của người ủy quyền (phải khớp đúng với chữ ký mẫu đã lưu tại NHCSXH) và chữ ký của người được ủy quyền.

+ Xác nhận và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm cho người được ủy quyền được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Mục II Hướng dẫn 3579/NHCS-KHNV năm 2019. Sau khi hoàn tất giao dịch NHCSXH lưu Giấy ủy quyền, bản sao có công chúng hoặc chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Thẻ căn cước công dân còn thời hạn hiệu lực của người được ủy quyền cùng các chứng từ giao dịch theo quy định.

- Ngoài ra, NHCSXH không chấp nhận chi trả tiền gửi tiết kiệm cho người được ủy quyền trong các trường hợp sau:

+ Thông tin, chữ ký của người ủy quyền không đúng với thông tin, chữ ký mẫu đã đăng ký tại NHCSXH; chữ ký của người được ủy quyền trên chứng từ giao dịch không đúng với giấy ủy quyền.

+ Người được ủy quyền không có Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực hoặc có những thông tin không đúng với giấy ủy quyền.

+ Tài khoản Tiền gửi tiết kiệm của người ủy quyền đang bị phong tỏa.

+ Thẻ tiết kiệm đang trong thời gian theo dõi báo mất, báo hỏng.

+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Mẫu giấy ủy quyền rút tiền gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định như thế nào?

Mẫu giấy ủy quyền rút tiền gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định như thế nào?

Mẫu giấy ủy quyền rút tiền gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định như thế nào?

Hiện nay, Mẫu giấy ủy quyền rút tiền gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định tại Mẫu số 01/NHCS-TGTK ban hành kèm theo Hướng dẫn 3579/NHCS-KHNV năm 2019 cụ thể như sau:

Tải Mẫu giấy ủy quyền rút tiền gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội.: tại đây

Lưu ý:

- Giấy ủy quyền này chỉ có giá trị khi được công chứng, chứng thực của Cơ quan có thẩm quyền.

- (1,2) Ghi đầy đủ thông tin và yêu cầu tất cả người gửi tiền tiết kiệm chung ký, ghi rõ họ tên.

Người gửi tiền tại Ngân hàng Chính sách xã hội có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ khoản 8 Mục II Hướng dẫn 3579/NHCS-KHNV năm 2019 người gửi tiền tại Ngân hàng Chính sách xã hội có các quyền và nghĩa vụ cụ thể như sau:

Về quyền của người gửi tiền tại Ngân hàng Chính sách xã hội

- Được NHCSXH hướng dẫn thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm.

- Được NHCSXH chi trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với NHCSXH.

- Được sử dụng tiền gửi tiết kiệm làm tài sản bảo đảm, được chuyển giao quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm, được để lại thừa kế tiền gửi tiết kiệm, được ủy quyền cho người khác thực hiện rút gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm theo quy định của NHCSXH và của pháp luật.

- Được tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm trực tiếp tại trụ sở NHCSXH hoặc tại địa điểm giao dịch nơi mở Thẻ tiết kiệm.

- Các quyền khác theo quy định của NHCSXH và của pháp luật có liên quan.

Về nghĩa vụ của người gửi tiền tại Ngân hàng Chính sách xã hội

- Thực hiện đúng các quy định tại văn bản này và thỏa thuận giữa người gửi tiền với NHCSXH.

- Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định tại văn bản này và các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, thông báo kịp thời cho NHCSXH khi phát sinh các thay đổi về thông tin người gửi tiền.

- Thông báo kịp thời việc mất, hỏng Thẻ tiết kiệm cho NHCSXH nơi mở Thẻ tiết kiệm.

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

33,254 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào