Mẫu Giấy giới thiệu đề nghị giám định mới nhất? Cách ghi Giấy giới thiệu đề nghị giám định được hướng dẫn thế nào?
Mẫu Giấy giới thiệu đề nghị giám định mới nhất như thế nào?
Mẫu Giấy giới thiệu đề nghị giám định của người sử dụng lao động mới nhất được ban hành tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT.
Cụ thể như sau:
Tải Mẫu Giấy giới thiệu đề nghị giám định của người sử dụng lao động mới nhất Tại đây.
Mẫu Giấy giới thiệu đề nghị giám định mới nhất? Cách ghi Giấy giới thiệu đề nghị giám định được hướng dẫn thế nào? (Hình từ Internet)
Cách ghi Giấy giới thiệu đề nghị giám định ra sao?
Căn cứ theo nội dung tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT, việc ghi Giấy giới thiệu đề nghị giám định được hướng dẫn như sau:
- Tại mục địa chỉ trước ngày...tháng...năm: Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan, đơn vị giới thiệu đề nghị giám định;
- Tại mục "Kính gửi: Hội đồng Giám định y khoa...": Ghi tên Hội đồng Giám định y khoa nơi tổ chức đề nghị giám định;
- Tại mục "...trân trọng giới thiệu:": Ghi tên cơ quan, đơn vị giới thiệu người lao động;
- "Số Sổ BHXH/Mã số BHXH": Ghi số sổ bảo hiểm xã hội hoặc mã sổ bảo hiểm xã hội. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội;
- "Nghề/công việc": Ghi rõ công việc hiện nay.
Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc.
- "Đề nghị giám định": Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau:
+ Khám giám định lần đầu;
+ Khám giám định lại;
+ Khám giám định tái phát;
+ Khám giám định tổng hợp;
+ Khám giám định phúc quyết;
- "Loại hình giám định": Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau:
+ Khám giám định tai nạn lao động;
+ Khám giám định bệnh nghề nghiệp;
+ Khám giám định chế độ hưu trí;
+ Khám giám định chế độ tử tuất;
+ Khám giám định hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
+ Khám giám định hưởng chế độ thai sản;
- "Nội dung giám định": Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể của lần khám giám định gần nhất (nếu có).
Đối với giám định tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp ghi rõ tổn thương cơ thể (nếu có) kể cả tỷ lệ tổn thương cơ thể đó chưa đủ để hưởng chế độ.
- "Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã": Chỉ áp dụng đối với trường hợp người sử dụng lao động không có dấu: Ví dụ như hộ kinh doanh cá thể.
Như vậy, Giấy giới thiệu đề nghị giám định được viết theo những nội dung nêu trên.
Giấy giới thiệu đề nghị giám định được sử dụng để làm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 56/2014/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT, Điều 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT và Điều 8 Thông tư 56/2017/TT-BYT.
Giấy giới thiệu đề nghị giám định được sử dụng trong quá trình thực hiện các hồ sơ khám giám định sau:
- Hồ sơ khám giám định lần đầu đối với:
+ Khám giám định lần đầu do tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định;
+ Khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp người được giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định;
+ Khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Hồ sơ khám giám định tổng hợp đối với trường hợp người được giám định tổng hợp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định;
- Hồ sơ giám định phúc quyết do vượt khả năng chuyên môn.
Theo đó, tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT xác định Giấy giới thiệu khám giám định có hiệu lực trong vòng 03 tháng kể từ ngày ký giới thiệu.
Thông tư 18/2022/TT-BYT chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.