Mẫu giấy đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả mới nhất theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP có dạng như thế nào?
Mẫu giấy đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả mới nhất theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP có dạng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP có nêu rõ mẫu giấy đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả có dạng như sau:
Tải mẫu giấy đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả: tại đây
Mẫu giấy đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả mới nhất theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP có dạng như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan giám định thực hiện giám định tiền giả trong thời gian bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Giám định tiền giả, tiền nghi giả
1. Việc giám định để xác định tính xác thực của đồng tiền thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Việc giám định tư pháp về tiền Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định tiền giả, tiền nghi giả để xác định tính xác thực của đồng tiền thực hiện lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này và nộp trực tiếp đến cơ quan giám định của Bộ Công an hoặc Ngân hàng Nhà nước.
Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước bố trí người có chuyên môn thực hiện giám định tiền giả, tiền nghi giả, đảm bảo trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả; thông báo công khai danh sách và địa chỉ liên hệ của các cơ quan giám định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước.
2. Hồ sơ đề nghị giám định gồm:
a) Giấy đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hiện vật là tiền giả, tiền nghi giả cần giám định.
3. Cơ quan giám định thực hiện giám định trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc đối với 01 tờ hoặc miếng tiền; trường hợp số lượng tiền cần giám định vượt quá 20 tờ hoặc miếng đối với 01 hồ sơ đề nghị giám định, thời gian tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Trong quá trình thực hiện giám định, trường hợp nhận thấy việc giám định sẽ vượt quá thời gian quy định nêu trên, cơ quan giám định có văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định.
4. Việc giám định để xác định tính xác thực của đồng tiền theo quy định tại Nghị định này được thực hiện miễn phí. Chi phí giám định tư pháp về tiền Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
5. Trường hợp chưa có sự thống nhất về kết quả giám định tiền giữa các cơ quan giám định thì kết quả giám định của Ngân hàng Nhà nước có giá trị thực hiện.
Theo như quy định trên, thời hạn giám định tiền giả như sau:
- Cơ quan giám định thực hiện giám định trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc đối với 01 tờ hoặc miếng tiền
- Trường hợp số lượng tiền cần giám định vượt quá 20 tờ hoặc miếng đối với 01 hồ sơ đề nghị giám định, thời gian tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Hồ sơ hợp lệ bao gồm:
- Giấy đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả
- Hiện vật là tiền giả, tiền nghi giả cần giám định.
Trường hợp kết quả giám định không phải tiền giả thì xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý kết quả giám định
1. Trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành giám định, cơ quan giám định thông báo kết quả giám định bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giám định.
Trường hợp kết quả giám định không phải tiền giả, cơ quan giám định hoàn trả hiện vật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giám định.
Trường hợp kết quả giám định là tiền giả, cơ quan giám định thực hiện thu giữ hiện vật và xử lý theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định này. Trường hợp cơ quan, tổ chức đề nghị giám định là cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân, cơ quan giám định hoàn trả lại hiện vật cho cơ quan, tổ chức đã yêu cầu giám định.
2. Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả giám định, tổ chức đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả theo khoản 2 Điều 4 Nghị định này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có tiền giả, tiền nghi giả, kèm theo thông báo kết quả giám định của cơ quan giám định. Trường hợp kết quả giám định không phải là tiền giả, phải hoàn trả cho tổ chức, cá nhân.
Theo đó, trường hợp kết quả giám định không phải tiền giả, cơ quan giám định hoàn trả hiện vật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giám định.
Nghị định 87/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 02/02/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.