Mẫu đơn khiếu nại mới nhất? Tải mẫu đơn khiếu nại ở đâu? Hướng dẫn viết đơn khiếu nại như thế nào?
Mẫu đơn khiếu nại mới nhất? Tải mẫu đơn khiếu nại ở đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 giải thích một số từ ngữ liên quan đến khiếu nại như sau:
- Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại 2011 quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Để đảm bảo đơn khiếu nại được xử lý đúng quy trình và nhanh chóng, người khiếu nại cần sử dụng mẫu đơn khiếu nại chuẩn, đáp ứng các yêu cầu pháp lý hiện hành.
Theo đó, căn cứ Phụ lục kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định Mẫu số 01 đơn khiếu nại như sau:
Dưới đây là mẫu đơn khiếu nại:
>> Mẫu đơn khiếu nại (Mẫu số 01 theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP): Tải về
>> Mẫu đơn khiếu nại (Mẫu 1 tham khảo): Tải về
>> Mẫu đơn khiếu nại (Mẫu 2 tham khảo): Tải về
Lưu ý: Thông tin trong mẫu đơn khiếu nại cần được thay đổi và điền đầy đủ theo trường hợp cụ thể của người làm đơn.
Hướng dẫn viết đơn khiếu nại như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 quy định về hình thức khiếu nại như sau;
Hình thức khiếu nại
1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Theo đó, việc khiếu nại có thể thực hiện theo 02 hình thức là khiếu nại bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp.
Đối với khiếu nại bằng đơn khiếu nại thì cần đảm bảo nội dung đơn có đầy đủ những yếu tố sau:
- Ngày, tháng, năm khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
- Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
Đồng thời tại Điều 3 Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định về hình thức khiếu nại như sau:
Hình thức khiếu nại
1. Hình thức khiếu nại được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 của Luật Khiếu nại. Đơn khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, để viết một mẫu đơn khiếu nại hiệu quả, bạn cần tuân theo các bước sau đây. Nội dung đơn phải rõ ràng, chính xác, đầy đủ thông tin và tuân thủ các quy định của pháp luật. Cụ thể:
(1) Quốc hiệu, tiêu ngữ:
Bắt đầu bằng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM viết in hoa và căn giữa.
Dưới đó là Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cũng viết in hoa và căn giữa.
(2) Tiêu đề đơn:
Viết ĐƠN KHIẾU NẠI in hoa, căn giữa phía dưới quốc hiệu và tiêu ngữ.
(3) Kính gửi:
Ghi rõ tên của cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Ví dụ: "Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty XYZ" hoặc "Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận ABC."
(4) Thông tin người khiếu nại:
Họ và tên: Ghi rõ họ tên đầy đủ của người khiếu nại.
Ngày sinh: Ghi ngày tháng năm sinh.
Số CMND/CCCD: Ghi số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
Địa chỉ: Ghi địa chỉ liên hệ chính xác.
Số điện thoại liên hệ: Ghi số điện thoại để cơ quan tiếp nhận có thể liên lạc lại.
(5) Nội dung khiếu nại:
Trình bày vấn đề: Nêu rõ vấn đề bạn muốn khiếu nại, sự việc đã xảy ra vào thời gian và địa điểm cụ thể. Trình bày chi tiết về hoàn cảnh, các hành vi hoặc sự việc dẫn đến việc bạn phải khiếu nại.
Lý do khiếu nại: Giải thích lý do tại sao bạn cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm.
Người/đơn vị bị khiếu nại: Ghi rõ tên hoặc đơn vị mà bạn khiếu nại.
(6) Yêu cầu giải quyết:
Ghi rõ những yêu cầu bạn mong muốn cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân giải quyết. Ví dụ: yêu cầu bồi thường, đính chính thông tin, giải quyết tranh chấp, v.v.
(7) Tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có):
Liệt kê các tài liệu, chứng cứ bạn gửi kèm để hỗ trợ cho khiếu nại của mình. Ví dụ: biên lai, hợp đồng, hóa đơn, hình ảnh, video, v.v.
(8) Lời cam đoan:
Cam đoan rằng những thông tin bạn đã cung cấp là chính xác và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin đó.
(9) Ngày tháng và chữ ký:
Ghi rõ địa điểm và ngày tháng làm đơn.
Ký tên và ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ ở cuối đơn.
Các hành vi bị nghiêm cấm khi khiếu nại gì là?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Khiếu nại 2011 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi khiếu nại gồm:
- Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại.
- Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật.
- Ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định.
- Bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại.
- Cố tình khiếu nại sai sự thật;
- Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.
- Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác.
- Vi phạm quy chế tiếp công dân;
- Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.