Mẫu đơn đề nghị nhập khẩu thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại mới nhất? Tải mẫu đơn tại đâu?

Mẫu đơn đề nghị nhập khẩu thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại mới nhất? Tải mẫu đơn tại đâu? chị B.N - Hà Nội

Mẫu đơn đề nghị nhập khẩu thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại mới nhất? Tải mẫu đơn tại đâu?

Ngày 28/12, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Thông tư 43/2023/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 57/2018/TT-BCT.

Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2023/TT-BCT quy định doanh nghiệp nhập khẩu thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại gửi đơn đăng ký theo mẫu Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 43/2023/TT-BCT về Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương.

Theo đó, tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 43/2023/TT-BCT quy định về mẫu đơn đề nghị nhập khẩu thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại như sau:

Tải mẫu đơn tại đây.

Mẫu đơn đề nghị nhập khẩu thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại mới nhất?

Mẫu đơn đề nghị nhập khẩu thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại mới nhất?

Nhập khẩu sản phẩm thuốc lá nhằm mục đích thương mại phải bảo đảm những nguyên tắc nào?

Tại Điều 30 Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định về xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm thuốc lá nhằm mục đích thương mại như sau:

Xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm thuốc lá nhằm mục đích thương mại
1. Việc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá nhằm mục đích thương mại phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Thực hiện thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá;
b) Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải được dán tem thuốc lá nhập khẩu do Bộ Tài chính phát hành;
c) Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải tuân thủ các yêu cầu quản lý được quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan như đối với sản phẩm thuốc lá sản xuất trong nước.
2. Bộ Công Thương chỉ định doanh nghiệp thực hiện thương mại Nhà nước nhập khẩu đối với sản phẩm thuốc lá.
3. Xuất khẩu sản phẩm thuốc lá phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:
a) Thương nhân được cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá được xuất khẩu sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
Trường hợp thương nhân nhận ủy thác xuất khẩu sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp từ thương nhân có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá thì thương nhân nhận ủy thác xuất khẩu phải có một trong ba loại giấy phép trên.
b) Đối với thương nhân có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, số lượng sản phẩm thuốc lá xuất khẩu không bị trừ vào hạn mức sản xuất sản phẩm thuốc lá để tiêu thụ trong nước.
4. Việc tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá thực hiện theo quy định hiện hành và hướng dẫn của Bộ Công Thương.
5. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể cơ chế quản lý thương mại nhà nước đối với sản phẩm thuốc lá nhập khẩu.

Theo đó, việc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá nhằm mục đích thương mại phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Thực hiện thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá

- Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải được dán tem thuốc lá nhập khẩu do Bộ Tài chính phát hành

- Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải tuân thủ các yêu cầu quản lý được quy định tại Nghị định 67/2013/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan như đối với sản phẩm thuốc lá sản xuất trong nước.

Ngoài ra, tại Điều 31 Nghị định 67/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 17 Điều 1 Nghị định 106/2017/NĐ-CP quy định về nhập khẩu sản phẩm thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại như sau:

- Cá nhân nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam mang theo thuốc lá không vượt quá mức tiêu chuẩn hành lý cho phép theo quy định của Chính phủ.

- Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, nếu có nhu cầu được phép nhập khẩu sản phẩm thuốc lá để sử dụng phải theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.

- Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá nhập khẩu thuốc lá vào Việt Nam để nghiên cứu sản xuất thử phải được phép của Bộ Công Thương. Số lượng thuốc lá nhập khẩu để nghiên cứu sản xuất thử mỗi lần không quá 500 bao (quy về 20 điếu/bao) đối với thuốc lá điếu, 50 điếu đối với xì gà.

- Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá nhập khẩu thuốc lá vào Việt Nam để nghiên cứu sản xuất thử nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, qua bưu chính hoặc qua mạng internet đến Bộ Công Thương bao gồm:

+ Văn bản đề nghị xin nhập khẩu.

+ Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của số hàng mẫu nhập khẩu.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét và có văn bản trả lời doanh nghiệp, trường hợp từ chối phải có văn bản nêu rõ lý do.

09 hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá bao gồm những hành vi nào?

Tại Điều 42 Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh thuốc lá như sau:

Các hành vi được xem là vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá bao gồm:

(1) Sản xuất, mua bán sản phẩm, mua bán nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá không có giấy phép; đầu tư trồng cây thuốc lá không có giấy chứng nhận đủ điều kiện.

(2) Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển sản phẩm thuốc lá nhập lậu (trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tái xuất), thuốc lá giả, các sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu không được bảo hộ tại Việt Nam, không đảm bảo chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá, kém phẩm chất hoặc đã hết hạn sử dụng, ghi nhãn trên bao bì không đúng quy định, không dán tem theo quy định của pháp luật.

(3) Sử dụng, thanh, lý, nhập khẩu, xuất khẩu, tái xuất, nhượng bán máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá không theo quy định của Nghị định 67/2013/NĐ-CP và quy định của pháp luật.

(4) Sản xuất sản phẩm thuốc lá vượt sản lượng cho phép sản xuất.

(5) Không thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh đối với sản phẩm thuốc lá, phòng, chống tác hại của thuốc lá.

(6) Mua bán, chuyển nhượng tem sản phẩm thuốc lá.

(7) Mua bán, chuyển nhượng trái phép giấy cuốn điếu thuốc lá.

(8) Bán thuốc lá tại khu vực công sở, trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, nhà biểu diễn văn hóa nghệ thuật, nhà thi đấu thể thao và tại các nơi công cộng khác theo quy định của pháp luật.

(9) Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Thông tư 43/2023/TT-BCT có hiệu lực từ 12/02/2024

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

804 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào