Mẫu đơn đề nghị đăng ký giao dịch trái phiếu trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán mới nhất?
- Mẫu đơn đề nghị đăng ký giao dịch trái phiếu trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán được quy định thế nào?
- Đối tượng nào được phép giao dịch trái phiếu?
- Trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán như thế nào?
- Trường hợp nào hủy bỏ đăng ký giao dịch trái phiếu?
Mẫu đơn đề nghị đăng ký giao dịch trái phiếu trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán được quy định thế nào?
Hiện nay, mẫu đơn đề nghị đăng ký giao dịch trái phiếu trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán được thực hiện theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 65/2022/NĐ-CP như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị đăng ký giao dịch trái phiếu trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán: Tại đây.
Mẫu đơn đề nghị đăng ký giao dịch trái phiếu trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở giao dich chứng khoán mới nhất?
Đối tượng nào được phép giao dịch trái phiếu?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 16 Nghị định 153/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Giao dịch trái phiếu
...
2. Việc giao dịch trái phiếu phải được thực hiện thông qua thành viên giao dịch và đảm bảo tuân thủ các quy định:
a) Trái phiếu chỉ được phép giao dịch giữa các đối tượng nhà đầu tư nêu tại phương án phát hành trái phiếu, trừ trường hợp thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.
b) Trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 Luật Chứng khoán. Sau thời gian bị hạn chế chuyển nhượng, việc giao dịch trái phiếu thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Theo như quy định trên thì chỉ những nhà đầu tư nêu tại phương án phát hành trái phiếu mới được giao dịch trái phiếu, trừ trường hợp thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài hoặc thừa kế.
Trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán như thế nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 16 Nghị định 153/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định như sau:
- Doanh nghiệp thực hiện đăng ký giao dịch trái phiếu chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký trái phiếu của Tổng công ty lưu ký và bù trù chứng khoán Việt Nam.
- Tổ chức phát hành gửi hồ sơ đăng ký giao dịch cho Sở giao dịch chứng khoán bằng hình thức điện tử theo Quy chế của Sở giao dịch chứng khoán. Hồ sơ đăng ký giao dịch bao gồm:
+ Đơn đề nghị đăng ký giao dịch trái phiếu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Giấy chứng nhận đăng ký trái phiếu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
+ Quyết định phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu;
+ Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có);
+ Kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu hoặc loại trái phiếu phát hành (nếu có);
- Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán ra thông báo về việc trái phiếu đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán, đồng thời thực hiện công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán. Trường hợp từ chối, Sở giao dịch chứng khoán phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán ra thông báo về việc trái phiếu đã đăng ký giao dịch, doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm đưa trái phiếu vào giao dịch trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán.
Trường hợp nào hủy bỏ đăng ký giao dịch trái phiếu?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 16 Nghị định 153/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Giao dịch trái phiếu
...
4. Đăng ký giao dịch trái phiếu của doanh nghiệp sau quá trình tổ chức lại và việc hủy bỏ đăng ký giao dịch trái phiếu:
a) Trái phiếu đã đăng ký giao dịch của công ty bị hợp nhất, bị sáp nhập được tiếp tục đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
b) Các trường hợp hủy bỏ đăng ký giao dịch trái phiếu:
- Trái phiếu đến thời gian đáo hạn hoặc doanh nghiệp phát hành chuyển đổi, mua lại hoặc hoán đổi toàn bộ trái phiếu trước thời gian đáo hạn;
- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành;
- Sở giao dịch chứng khoán phát hiện doanh nghiệp phát hành giả mạo hồ sơ đăng ký giao dịch, giả mạo hồ sơ thay đổi đăng ký giao dịch;
- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu chấm dứt sự tồn tại do giải thể hoặc phá sản hoặc thực hiện chia, tách doanh nghiệp.
Như vậy, việc hủy bỏ đăng ký giao dịch trái phiếu được thực hiện trong trường hợp sau:
- Trái phiếu đến thời gian đáo hạn hoặc doanh nghiệp phát hành chuyển đổi, mua lại hoặc hoán đổi toàn bộ trái phiếu trước thời gian đáo hạn;
- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành;
- Sở giao dịch chứng khoán phát hiện doanh nghiệp phát hành giả mạo hồ sơ đăng ký giao dịch, giả mạo hồ sơ thay đổi đăng ký giao dịch;
- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu chấm dứt sự tồn tại do giải thể hoặc phá sản hoặc thực hiện chia, tách doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.