Mẫu đơn đề nghị cấp phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác áp dụng từ ngày 1 1 2025?
Mẫu đơn đề nghị cấp phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác áp dụng từ ngày 1 1 2025?
Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 41 2024 TT-BGTVT quy định về quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ.
Tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 41 2024 TT-BGTVT quy định Mẫu đơn đề nghị cấp phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác áp dụng từ ngày 1 1 2025 như sau:
Tải Mẫu đơn đề nghị cấp phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác áp dụng từ ngày 1 1 2025 tại đây.
Mẫu đơn đề nghị cấp phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác áp dụng từ ngày 1 1 2025 như trên.
Mẫu đơn đề nghị cấp phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác áp dụng từ ngày 1 1 2025? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác từ ngày 1 1 2025?
Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 41 2024 TT-BGTVT quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác:
Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình trên đường bộ đang khai thác gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác theo hình thức trực tiếp hoặc gửi gián tiếp (qua hệ thống bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến) đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 41 2024 TT-BGTVT. Hồ sơ đề nghị bao gồm:
- Đơn đề nghị theo quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 41/2024/TT-BGTVT.
- Hồ sơ tài liệu phục vụ cấp giấy phép quy định tại khoản 2 Điều này.
Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 41 2024 TT-BGTVT quy định hồ sơ tài liệu phục vụ cấp giấy phép bao gồm:
- Bản vẽ thiết kế thi công có các thông tin về vị trí và lý trình công trình đường bộ, bản vẽ phải thể hiện:
+ Diện tích, kích thước công trình trên mặt bằng công trình đường bộ và trong phạm vi đất dành cho đường bộ;
+ Mặt đứng và khoảng cách theo phương thẳng đứng từ công trình bên trên hoặc bên dưới đến bề mặt công trình đường bộ, khoảng cách theo phương ngang từ cột, tuyến đường dây, đường ống, bộ phận khác của công trình đề nghị cấp phép đến mép ngoài rãnh thoát nước dọc, mép mặt đường xe chạy hoặc mép ngoài cùng của mặt đường bộ;
+ Bộ phận công trình đường bộ phải đào, khoan khi xây dựng công trình
- Đối với công trình đề nghị cấp giấy phép thi công trong phạm vi dải phân cách giữa của đường bộ, ngoài hồ sơ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 41 2024 TT-BGTVT phải có thông tin về khoảng cách theo phương thẳng đứng, phương ngang từ mép công trình đề nghị cấp phép đến bề mặt và mép ngoài dải phân cách giữa;
- Đối với công trình đề nghị cấp giấy phép thi công lắp đặt vào cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ có kết cấu phức tạp khác thì ngoài hồ sơ quy định tại điểm a khoản này phải có báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế và kết quả tính toán khả năng chịu lực của công trình đường bộ do tổ chức tư vấn đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng thực hiện;
- Bản vẽ thiết kế hoàn trả công trình đường bộ bị ảnh hưởng; bản vẽ và thuyết minh: biện pháp tổ chức thi công, biện pháp bảo đảm giao thông trong thời gian thi công trên đường bộ đang khai thác.
Quy trình cấp giấy phép thi công công trình được quy định như thế nào từ ngày 1/1/2025?
Tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 Thông tư 41 2024 TT-BGTVT quy định về Quy trình cấp giấy phép thi công công trình được quy định như thế nào từ ngày 1/1/2025
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác: Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác thuộc phạm vi quản lý.
- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
+ Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đủ thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trả kết quả, nếu không đủ thì hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo quy định
+ Đối với hồ sơ nộp gián tiếp, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đủ thì tiếp nhận, nếu không đủ, có văn bản thông báo đến tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép thi công theo quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 41/2024/TT-BGTVT, trường hợp không cấp phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Giấy phép thi công có thời hạn 24 tháng, hết thời hạn nêu trên mà chưa hoàn thành thi công công trình trên đường bộ đang khai thác thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục cấp phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác.
Thông tư 41/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.