Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật mới nhất hiện nay như thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật mới nhất như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đối với trường hợp đổi tên thương phẩm, thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký bao gồm những gì?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép, giấy chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật là bao nhiêu?
Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật mới nhất như thế nào?
Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT. Dưới đây là hình ảnh mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật:
Tải về Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật mới nhất: Tại đây.
Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật mới nhất hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đối với trường hợp đổi tên thương phẩm, thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đối với trường hợp đổi tên thương phẩm, thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký
1. Nộp hồ sơ
Thực hiện theo quy định tại Điểm a, b, Khoản 1 Điều 10 của Thông tư này. Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị đổi tên thương phẩm, thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;
c) Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa (trường hợp đổi tên thương phẩm);
d) Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới (trường hợp tên tổ chức, cá nhân đăng ký thay đổi);
đ) Trường hợp chuyển nhượng tên thương phẩm: Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng hoặc thỏa thuận chuyển nhượng thuốc bảo vệ thực vật; Bản chính giấy ủy quyền đăng ký của nhà sản xuất cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng (trường hợp ủy quyền đứng tên đăng ký).
3. Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
a) Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều này:
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào Danh mục theo quy định tại khoản 3, Điều 13 của Thông tư này;
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đáp ứng được quy định của Thông tư này, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
b) Trường hợp không cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Thời hạn có hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật cấp lại giữ nguyên thời hạn của giấy đã cấp.
Như vậy theo quy định trên thành phần hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đối với trường hợp đổi tên thương phẩm, thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký bao gồm:
- Đơn đề nghị đổi tên thương phẩm, thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT.
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp.
- Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa (trường hợp đổi tên thương phẩm).
- Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới (trường hợp tên tổ chức, cá nhân đăng ký thay đổi).
- Trường hợp chuyển nhượng tên thương phẩm: Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng hoặc thỏa thuận chuyển nhượng thuốc bảo vệ thực vật; Bản chính giấy ủy quyền đăng ký của nhà sản xuất cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng (trường hợp ủy quyền đứng tên đăng ký).
Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép, giấy chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật là bao nhiêu?
Căn cứ tại Mục I Biểu phí ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BTC quy định mức
Số tt | Nội dung | Mức thu (1.000 đồng/lần) |
1 | Thẩm định cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật: | |
a | Khảo nghiệm diện rộng và diện hẹp | 6.000 |
b | Khảo nghiệm diện rộng | 3.500 |
c | Đối tượng dịch hại thứ 2, đối tượng cây trồng thứ 2, dạng thuốc thành phẩm thứ 2, mức hàm lượng thứ 2 trở đi trong một giấy phép khảo nghiệm | 300 |
2 | Thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật | |
a | Đăng ký chính thức | 9.000 |
b | Đăng ký bổ sung, gia hạn | 2.500 |
c | Thay đổi: nhà sản xuất; tên thương phẩm; thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký | 1.500 |
3 | Thẩm định cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật | 600 |
4 | Thẩm định cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật | 6.000 |
5 | Thẩm định cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật | 800 |
6 | Thẩm định, đánh giá để chỉ định tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật | 2.000 |
7 | Thẩm định để chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy về thuốc bảo vệ thực vật | |
a | Đánh giá lần đầu | 15.000 |
b | Chỉ định lại, đánh giá mở rộng | 6.500 |
c | Đánh giá giám sát | 4.000 |
d | Công bố hợp quy | 600 |
8 | Đánh giá, chỉ định phòng thí nghiệm kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật | |
a | Đánh giá lần đầu | 15.000 |
b | Đánh giá lại, đánh giá mở rộng | 6.000 |
c | Đánh giá giám sát (định kỳ) | 4.000 |
9 | Thẩm định cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật | 1.000 |
Như vậy, mức phí cấp chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật là 9.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.