Mẫu Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài NA7 mới nhất hiện nay như thế nào? Trường hợp nào phải bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam?
- Mẫu Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài mới nhất hiện nay như thế nào?
- Trường hợp nào phải bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh?
- Thời hạn của thẻ tạm trú cấp cho người nước ngoài là bao lâu?
- Cách khai báo thông tin tạm trú cho người nước ngoài qua trang thông tin điện tử như thế nào?
Mẫu Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài mới nhất hiện nay như thế nào?
Mẫu Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài là Mẫu (Form) NA7 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài:
Tải Mẫu Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài mới nhất hiện nay: Tại đây.
Mẫu Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài mới nhất hiện nay như thế nào? Trường hợp nào phải bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào phải bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:
Thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh
1. Người nước ngoài không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
...
Như vậy theo quy định trên phải bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi người nước ngoài không thuộc các đối tượng sau:
- Thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
-Thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước;
Thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
- Người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi cùng đi; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.
Thời hạn của thẻ tạm trú cấp cho người nước ngoài là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 31/2015/TT-BCA quy định như sau:
Thủ tục, thẩm quyền giải quyết đề nghị cấp thẻ tạm trú
1. Người nước ngoài thuộc diện được cấp thẻ tạm trú theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân đã mời, bảo lãnh trực tiếp làm thủ tục tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú.
2. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật. Văn bản đề nghị cấp thẻ tạm trú nêu tại điểm a khoản 1 Điều 37 của Luật theo mẫu do Bộ Công an ban hành tại Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam gồm:
a) Mẫu NA6 và NA8 sử dụng cho cơ quan, tổ chức;
b) Mẫu NA7 và NA8 sử dụng cho cá nhân.
3. Giải quyết cấp thẻ tạm trú
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét cấp thẻ tạm trú.
4. Thời hạn của thẻ tạm trú được cấp phù hợp với mục đích nhập cảnh và đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thẻ tạm trú có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm nhưng ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.
Như vậy theo quy định trên thẻ tạm trú cấp cho người nước ngoài có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm nhưng ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.
Cách khai báo thông tin tạm trú cho người nước ngoài qua trang thông tin điện tử như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 53/2016/TT-BCA quy định cách khai báo thông tin tạm trú cho người nước ngoài qua trang thông tin điện tử như sau:
- Người khai báo tạm trú truy cập Trang thông tin điện tử, đăng nhập tài khoản khai báo để thực hiện việc khai báo thông tin tạm trú. Việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua Trang thông tin điện tử phải thực hiện ngay khi người nước ngoài đến đăng ký tạm trú.
- Thông tin khai báo tạm trú gồm: Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, thời gian dự kiến tạm trú của người nước ngoài. Có thể nhập theo từng trường hợp vào các ô nhập dữ liệu hoặc chuyển tập tin nhập đính kèm theo tập tin mẫu được đăng tải trên Trang thông tin điện tử.
- Người khai báo tạm trú kiểm tra, sửa đổi, bổ sung các thông tin trước khi xác nhận lưu thông tin; kiểm tra mục quản lý thông tin khai báo tạm trú để xác định hệ thống đã tiếp nhận, nếu hệ thống chưa tiếp nhận thì thực hiện nhập lại thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.