Mẫu điều lệ Trung tâm trọng tài Mẫu số 01/TP-TTTM ra sao? Trung tâm trọng tài có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
- Điều lệ Trung tâm trọng tài được xây dựng phải có những nội dung chủ yếu nào?
- Mẫu điều lệ Trung tâm trọng tài Mẫu số 01/TP-TTTM ra sao?
- Hiện nay Trung tâm trọng tài có 11 quyền và nghĩa vụ nào?
- Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài theo Điều lệ của Trung tâm trọng tài thế nào?
Điều lệ Trung tâm trọng tài được xây dựng phải có những nội dung chủ yếu nào?
Theo Điều 4 Thông tư 12/2012/TT-BTP quy định Điều lệ của Trung tâm trọng tài được xây dựng theo nội dung tại Điều 7 của Nghị định 63/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trọng tài thương mại, Điều lệ của Trung tâm trọng tài bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên của Trung tâm trọng tài; tên nước ngoài của Trung tâm trọng tài (nếu có);
- Trụ sở chính;
- Lĩnh vực, mục tiêu hoạt động;
- Thời gian hoạt động;
- Điều kiện cơ sở vật chất và nguồn tài chính, chế độ tài chính của Trung tâm trọng tài;
- Cơ cấu tổ chức, cơ chế quản trị, tổ chức lại, giải thể Trung tâm trọng tài, cơ chế giải quyết tranh chấp nội bộ của Trung tâm trọng tài;
- Người đại diện theo pháp luật của Trung tâm trọng tài, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật;
- Danh sách các sáng lập viên; phương thức thay đổi sáng lập viên của Trung tâm trọng tài; điều kiện kết nạp, khai trừ trọng tài viên; quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên;
- Chế độ lưu trữ hồ sơ, tài liệu;
- Thể thức thông qua điều lệ;
- Thể thức công bố Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài;
- Những nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Mẫu điều lệ Trung tâm trọng tài Mẫu số 01/TP-TTTM ra sao? Hướng dẫn điền mẫu điều lệ như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu điều lệ Trung tâm trọng tài Mẫu số 01/TP-TTTM ra sao?
Mẫu điều lệ Trung tâm trọng tài Mẫu số 01/TP-TTTM là mẫu ban hành kèm theo Thông tư 12/2012/TT-BTP.
>> Tải mẫu điều lệ Trung tâm trọng tài: Tải
Hiện nay Trung tâm trọng tài có 11 quyền và nghĩa vụ nào?
Căn cứ Điều 28 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trọng tài
1. Xây dựng điều lệ và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài phù hợp với những quy định của Luật này.
2. Xây dựng tiêu chuẩn Trọng tài viên và quy trình xét chọn, lập danh sách Trọng tài viên, xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của tổ chức mình.
3. Gửi danh sách Trọng tài viên và những thay đổi về danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài cho Bộ Tư pháp để công bố.
4. Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài trong những trường hợp quy định tại Luật này.
5. Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp.
7. Thu phí trọng tài và các khoản hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động trọng tài.
8. Trả thù lao và các chi phí khác cho Trọng tài viên.
9. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.
10. Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Trung tâm trọng tài với Sở Tư pháp nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động.
11. Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vậy, có 11 quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trọng tài như trên.
Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài theo Điều lệ của Trung tâm trọng tài thế nào?
Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài theo Điều lệ của Trung tâm trọng tài căn cứ Điều 16 Nghị định 63/2011/NĐ-CP như sau:
- Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo Điều lệ của Trung tâm trọng tài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 Luật Trọng tài thương mại 2010, thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm chấm dứt hoạt động, Trung tâm trọng tài phải thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp, nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động; đăng báo hàng ngày của Trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động.
Trung tâm trọng tài phải thanh toán xong các khoản nợ và hoàn tất các vụ việc đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 63/2011/NĐ-CP, Trung tâm trọng tài báo cáo bằng văn bản về việc hoàn tất các thủ tục đó cho Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trung tâm trọng tài, Bộ Tư pháp ra Quyết định về việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm.
Trung tâm trọng tài nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp, nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.