Mẫu đăng ký số khấu hao tài sản cố định là tài sản chuyên dùng từ ngày 01/1/2025 theo Thông tư 72 năm 2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký số khấu hao tài sản cố định là tài sản chuyên dùng từ ngày 01/1/2025 theo Thông tư 72 năm 2024 như thế nào?
- Quy định về hình thức, nội dung báo cáo kê khai tài sản cố định như thế nào?
- Nguyên tắc quản lý, tiêu chuẩn, phân loại, đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định là tài sản chuyên dùng ra sao?
Mẫu đăng ký số khấu hao tài sản cố định là tài sản chuyên dùng từ ngày 01/1/2025 theo Thông tư 72 năm 2024 như thế nào?
Căn cứ Phụ lục IV kèm theo Thông tư 72/2024/TT-BQP ngày 18 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về mẫu đăng ký số khấu hao tài sản cố định là tài sản chuyên dùng như sau:
Theo đó, Mẫu số 03-ĐK/TSC đăng ký số khấu hao tài sản cố định là tài sản chuyên dùng như sau:
>> Mẫu đăng ký số khấu hao tài sản cố định là tài sản chuyên dùng: Tải về
*Lưu ý: Mẫu đăng ký số khấu hao tài sản cố định là tài sản chuyên dùng theo Thông tư 72 năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/1/2025.
Mẫu đăng ký số khấu hao tài sản cố định là tài sản chuyên dùng từ ngày 01/1/2025 theo Thông tư 72 năm 2024 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Quy định về hình thức, nội dung báo cáo kê khai tài sản cố định như thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 11 Thông tư 72/2024/TT-BQP quy định về hình thức, nội dung báo cáo kê khai tài sản cố định như sau:
(1) Hình thức báo cáo kê khai tài sản cố định
- Báo cáo kê khai lần đầu áp dụng đối với tài sản cố định hiện đơn vị đang quản lý, sử dụng tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa báo cáo kê khai theo quy định tại Thông tư 13/2019/TT-BQP ngày 29 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định và chế độ báo cáo tài sản cố định là tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây viết gọn là Thông tư 13/2019/TT-BQP);
- Báo cáo kê khai bổ sung áp dụng đối với trường hợp có thay đổi về tài sản cố định do đầu tư xây dựng, mua sắm, nhận bàn giao; xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản; thu hồi, giao, điều chuyển, tiêu hủy, bán, thanh lý, ghi giảm do bị mất, bị hủy hoại và các hình thức xử lý khác theo quy định của cơ quan, người có thẩm quyền; chuyển đổi công năng sử dụng của tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; đối tượng được giao báo cáo kê khai tài sản thay đổi tên gọi, chia tách, sáp nhập, giải thể theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
- Báo cáo kê khai định kỳ do các đơn vị quản lý, sử dụng tài sản cố định lập gửi lên cấp trên đến Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính).
(2) Nội dung báo cáo kê khai tài sản cố định
- Các đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản cố định phải lập báo cáo kê khai theo mẫu quy định tại Thông tư này. Báo cáo kê khai tài sản cố định phải ghi đúng và đầy đủ thông tin theo mẫu quy định;
- Cơ quan tiếp nhận, quản lý báo cáo kê khai tài sản cố định được phép từ chối và yêu cầu báo cáo lại nếu phát hiện báo cáo kê khai không ghi đúng và đầy đủ thông tin.
(3) Thời hạn báo cáo kê khai tài sản cố định
- Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư 72/2024/TT-BQP đơn vị, doanh nghiệp phải thực hiện xong trước ngày 31 tháng 12 năm 2024;
- Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư 72/2024/TT-BQP, không quá 30 ngày kể từ ngày có sự thay đổi. Đối với tài sản đưa vào sử dụng do hình thành từ đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo thì thời gian thay đổi tính từ ngày ký Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Nguyên tắc quản lý, tiêu chuẩn, phân loại, đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định là tài sản chuyên dùng ra sao?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 72/2024/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn, phân loại, đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định là tài sản chuyên dùng như sau:
(1) Tiêu chuẩn tài sản cố định là tài sản chuyên dùng thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư 23/2023/TT-BTC.
(2) Tài sản cố định là tài sản chuyên dùng thực hiện phân loại theo quy định tại Điều 4 (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4) Thông tư 23/2023/TT-BTC.
(3) Mỗi tài sản đáp ứng tiêu chuẩn tài sản cố định quy định tại (1) là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 6 Thông tư 72/2024/TT-BQP quy định về nguyên tắc quản lý tài sản cố định là tài sản chuyên dùng như sau:
- Mỗi tài sản cố định là tài sản chuyên dùng trong biên chế của đơn vị chỉ được kế toán ở một cấp đơn vị. Trong mọi trường hợp, kế toán tài sản cố định phải tôn trọng nguyên tắc đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá (giá thực tế hình thành tài sản cố định), giá trị hao mòn và giá trị còn lại.
- Tài sản cố định là tài sản chuyên dùng đã có quyết định loại khỏi biên chế của cấp có thẩm quyền, tài sản cố định hư hỏng không sử dụng được thì không đánh giá lại giá trị tài sản.
- Ngoài nguyên tắc quản lý quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư 72/2024/TT-BQP, việc quản lý tài sản cố định là tài sản chuyên dùng phải tuân thủ các nguyên tắc theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BTC.
Lưu ý: Thông tư 72/2024/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 01/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.