Mẫu Công văn giải trình hàng hóa dịch vụ bán ra vượt quá giá trị tồn kho mới nhất 2024? Tải mẫu về ở đâu?

Mẫu Công văn giải trình hàng hóa dịch vụ bán ra vượt quá giá trị tồn kho mới nhất 2024? Tải mẫu về ở đâu?

Mẫu Công văn giải trình hàng hóa dịch vụ bán ra vượt quá giá trị tồn kho mới nhất 2024? Tải mẫu về ở đâu?

Có thể tham khảo mẫu Công văn giải trình hàng hóa dịch vụ bán ra vượt quá giá trị tồn kho dưới đây:

>> Tải về mẫu Công văn giải trình hàng hóa dịch vụ bán ra vượt quá giá trị tồn kho tại đây

Xem thêm: Mẫu công văn giải trình hóa đơn rủi ro, bỏ trốn thuế mới nhất 2024?

Mẫu Công văn giải trình hàng hóa dịch vụ bán ra vượt quá giá trị tồn kho mới nhất 2024? Tải mẫu về ở đâu?

Mẫu Công văn giải trình hàng hóa dịch vụ bán ra vượt quá giá trị tồn kho mới nhất 2024? Tải mẫu về ở đâu? (Hình từ internet)

Hệ số K để kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn là gì?

Ngày 14/6/2023, Tổng cục thuế ban hành Công văn 2392/TCT-QLRR năm 2023 về việc kiểm tra hóa đơn điện tử, trong đó chỉ đạo kiểm tra người nộp thuế xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn.

Trong đó, Tổng cục Thuế có nêu đã xây dựng chức năng trên ứng dụng hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kiểm soát hóa đơn điện tử, ngăn chặn tình trạng xuất hóa đơn khống. Một số chức năng chính như sau:

- Hệ thống tự động kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.

- Hệ thống cảnh báo thực hiện theo tham số K.

Như vậy, hệ số K được hiểu là một tham số hay một ngưỡng giới hạn dùng để kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn dựa trên thương số của Tổng giá trị hàng hóa bán ra trên hóa đơn với tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.

Hệ số K được dùng để kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính bằng công thức sau:

K = Tổng giá trị hàng hóa bán ra trên hóa đơn / (Tổng giá trị Hàng tồn kho + Tổng giá trị hàng hóa mua vào trên hóa đơn)

Theo đó, khi doanh nghiệp vượt ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào thì hệ thống sẽ phát đi cảnh báo hóa đơn và đưa vào danh sách quản lý.

Hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt hành chính ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ như sau:

(1) Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

- Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;

- Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;

- Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.

(2) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

- Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.

(3) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ.

(4) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ và trường hợp quy định tại (3)

- Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo ập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;

- Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;

- Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, trừ trường hợp phạt cảnh cáo lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.

- Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế;

- Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh;

- Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

- Lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định.

(5) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.

Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc lập hóa đơn theo quy định đối với hành vi sau khi người mua có yêu cầu:

- Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế.

- Hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định

Lưu ý: Mức xử phạt nêu trên là mức phạt đối với cá nhân, đối với tổ chức vi phạm mức phạt gấp đôi (theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP)

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
29,263 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào