Mẫu chương trình hội nghị người lao động năm học 2023 - 2024 TPHCM có dạng như thế nào? Tổ chức Hội nghị Người lao động như thế nào?

Tôi muốn hỏi mẫu chương trình hội nghị người lao động năm học 2023 - 2024 có dạng như thế nào? - câu hỏi của chị Q.A (Đơn Dương).

Mẫu chương trình hội nghị người lao động cơ sở giáo dục ngoài công lập tại TPHCM năm học 2023 - 2024 có dạng như thế nào?

Tại Mục 6 Công văn 266/SGDĐT-CĐGD năm 2023 Tải có nêu rõ mẫu chương trình hội nghị người lao động năm học 2023 - 2024 có dạng như sau:

CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG (HOẶC ĐẠI BIỂU) NGƯỜI LAO ĐỘNG

NĂM HỌC 2023 – 2024

---------------

I. PHẦN NGHI THỨC (do Ban Tổ chức Hội nghị điều hành)

1. Tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu.

2. Giới thiệu thành phần Đoàn Chủ tịch và Thư ký; Biểu quyết thư ký của Hội nghị.

3. Mời Đoàn Chủ tịch và Thư ký lên làm nhiệm vụ.

II. PHẦN NỘI DUNG (do Đoàn Chủ tịch điều khiển)

1. Thông qua chương trình hội nghị.

2. Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ năm học trước và chỉ tiêu nhiệm vụ năm học mới

3. Báo cáo tình hình thực hiện chính sách pháp luật cho NLĐ năm học 20…-20…

4. Báo cáo kết quả tổ chức Hội nghị NLĐ cấp Tổ năm học 20…-20… - Giải đáp các

thắc mắc kiến nghị

5. Hội nghị tiếp tục thảo luận

6. Thông qua Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở - Biểu quyết của Hội nghị

7. Thông qua Quy chế công khai - Biểu quyết của Hội nghị

8. Thông qua Quy chế đối thoại định kỳ - Biểu quyết của Hội nghị

9. Quyết định thành lập Hội đồng hòa giải (nếu có)

10. Thông qua Quy chế phối hợp công tác giữa Chính quyền và CĐCS

11. Thông qua nội dung Thỏa ước lao động tập thể - Biểu quyết của Hội nghị

12. Ký kết Thỏa ước lao động tập thể

13. Phát biểu chỉ đạo của cấp trên tham dự

III. PHẦN BẾ MẠC

1. Thông qua nghị quyết hội nghị

1.1. Thư ký thông qua dự thảo nghị quyết Hội nghị người lao động

1.2. Chủ tọa lấy ý kiến biểu quyết của toàn thể hội nghị

1.3. Ký kết nghị quyết Hội nghị (nếu được biểu quyết tán thành ở bước 1.2 trên 50%)

2. Bế mạc.

Mẫu chương trình hội nghị người lao động năm học 2023 - 2024 có dạng như thế nào? Tổ chức Hội nghị Người lao động như thế nào?

Mẫu chương trình hội nghị người lao động năm học 2023 - 2024 TPHCM có dạng như thế nào? Tổ chức Hội nghị Người lao động như thế nào?

Tổ chức Hội nghị Người lao động cơ sở giáo dục ngoài công lập tại TPHCM như thế nào?

Tại Mục 3 Công văn 266/SGDĐT-CĐGD năm 2023 có nêu rõ về tổ chức Hội nghị Người lao động như sau:

Thời điểm tổ chức

Hội nghị người lao động tổ chức vào đầu năm học mới và kết thúc trước ngày 30 tháng 11, báo cáo kết quả thực hiện chậm nhất là một tuần sau khi kết thúc hội nghị.

Hình thức tổ chức

- Hội nghị toàn thể: tổ chức tại các đơn vị có dưới 100 lao động.

- Hội nghị đại biểu: tổ chức tại các đơn vị có từ 100 lao động trở lên. Hội nghị người lao động cấp phòng, ban, tổ, phân xưởng tổ chức bầu Đại biểu của mình để đi dự hội nghị đại biểu của toàn đơn vị. Số lượng Đại biểu được bầu theo sự phân bổ đã được thống nhất giữa người sử dụng lao động (Thủ trưởng) và Ban Chấp hành CĐCS.

- Hội nghị bất thường: Khi có những biến động lớn, ảnh hưởng tới tình hình tuyển sinh của đơn vị, tác động trực tiếp tới quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động trong đơn vị thì người sử dụng lao động, Thủ trưởng hoặc Ban Chấp hành công đoàn đơn vị có thể đề xuất việc tổ chức hội nghị người lao động bất thường.

Thành phần tham dự Hội nghị

- Hội nghị cấp phòng, ban, tổ

Thành phần dự Hội nghị là người lao động trong các phòng, ban, tổ.

- Hội nghị toàn thể

+ Gồm toàn thể người lao động đang làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn và không xác định thời hạn tại đơn vị.

+ Đối với đơn vị, công ty do đặc thù hoạt động người lao động không thể rời vị trí công tác hoặc phải phân tán nhân sự ở nhiều cơ sở thì người sử dụng lao động (Thủ trưởng) và Ban Chấp hành CĐCS thỏa thuận thành phần đại biểu dự Hội nghị.

- Hội nghị đại biểu

+ Thành phần tham dự Hội nghị đại biểu gồm đại biểu đương nhiên và đại biểu được bầu từ các phòng, ban, tổ, phân hiệu (đối với cơ sở có nhiều địa điểm hoạt động giáo dục cách xa nhau), số lượng đại biểu theo cơ cấu và số lượng do người sử dụng lao động (Thủ trưởng) và Ban Chấp hành CĐCS thống nhất quyết định trên cơ sở số lao động thực tế tại đơn vị.

+ Đại biểu đương nhiên gồm: Người sử dụng lao động, Chủ đầu tư, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên HĐQT, Hội đồng thành viên; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, kế toán trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch CĐCS, Ủy viên Ban Thường vụ CĐCS (Ủy viên Ban Chấp hành nơi không có Ban Thường vụ); Bí thư Đảng ủy hoặc Bí thư Chi bộ (nơi không có Đảng ủy); Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có); Trưởng ban nữ công.

+ Đại biểu được bầu: Đại biểu được hội nghị người lao động cấp Tổ, phòng, khoa bầu phải có số phiếu bầu đạt trên 50% (quá bán) lấy theo thứ tự từ người có số phiếu cao nhất trở xuống cho đủ số đại biểu được phân bổ; trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số đại biểu được phân bổ, thì tiếp tục bầu cho đến khi đủ số đại biểu; trong trường hợp có nhiều đại biểu có cùng số phiếu bầu vượt quá số đại biểu được phân bổ thì tổ chức bầu tiếp những người có cùng số phiếu này để lấy từ người có số phiếu bầu cao nhất đến đủ số đại biểu được phân bổ.

- Hội nghị bất thường: Thành phần dự hội nghị là đại biểu đã tham dự hội nghị người lao động thường niên trước đó.

Công tác trình hồ sơ trước khi tổ chức hội nghị chính thức như thế nào?

Tại Mục 7 Công văn 266/SGDĐT-CĐGD năm 2023 có nêu rõ công tác trình hồ sơ trước khi tổ chức hội nghị chính thức như sau:

- Trong quá trình chuẩn bị, triển khai hội nghị, ban tổ chức hội nghị phải thường xuyên báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Cấp ủy cơ sở (nếu có), đồng thời cần tranh thủ ý kiến phối hợp chỉ đạo của công đoàn cấp trên trực tiếp.

- Hồ sơ chuẩn bị trình hội nghị chính thức: đơn vị phải gửi về Công đoàn ngành Giáo dục Thành phố trước khi tổ chức hội nghị ít nhất 07 ngày làm việc để lấy ý kiến, bổ sung, điều chỉnh nội dung, chương trình, kịch bản…; hồ sơ gồm toàn bộ các văn bản Dự thảo trước khi ra hội nghịchính thức.

- Giấy mời dự hội nghị chính thức: đề nghị Thủ trưởng đơn vị gửi ít nhất trước 07 ngày làm việc để có kế hoạch sắp xếp cử cán bộ tham dự, gửi 02 bản, 01 bản gửi về Văn phòng Sở Giáo dục & Đào tạo Thành phố (để lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo có căn cứ xem xét cử cán bộ theo tình hình thực tế) và 01 bản gửi về Ban Thường vụ Công đoàn Ngành Giáo dục Thành phố.

Pháp luật quy định thế nào về Hội nghị người lao động?

Căn cứ vào Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về Hội nghị người lao động như sau:

- Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.

- Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 Bộ luật Lao động và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.

- Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
11,675 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào