Mẫu Biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh muối như thế nào?
Mẫu Biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh muối mới nhất ra sao?
Mẫu Biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh muối mới nhất là Mẫu BB 2.7 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Tải Mẫu Biên bản thẩm định an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh muối mới nhất Tại đây.
Mẫu Biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh muối như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh muối có mấy nguyên tắc?
Căn cứ theo nội dung Mục III Hướng dẫn Mẫu BB 2.7 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, việc thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh muối dựa trên các nguyên tắc sau:
- Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung, mức đánh giá đã được quy định trong mỗi nhóm chỉ tiêu.
- Với mỗi chỉ tiêu, chỉ xác định mức sai lỗi tại các cột có ký hiệu [ ], không được xác định mức sai lỗi vào cột không có ký hiệu [ ].
- Dùng ký hiệu X hoặc đánh dấu vào các vị trí mức đánh giá đã được xác định đối với mỗi nhóm chỉ tiêu.
- Kết quả đánh giá tổng hợp chung của một nhóm chỉ tiêu là mức đánh giá cao nhất của chỉ tiêu trong nhóm, thống nhất ghi như sau: Ac (Đạt), Mi (Lỗi nhẹ), Ma (Lỗi nặng), Se (Lỗi nghiêm trọng).
- Phải diễn giải chi tiết sai lỗi đã được xác định cho mỗi nhóm chỉ tiêu và thời hạn cơ sở phải khắc phục sai lỗi đó. Đối với nhóm chỉ tiêu không đánh giá cần ghi rõ lý do trong cột ‘Diễn giải sai lỗi và thời hạn khắc phục”.
Cơ quan thẩm định sẽ đánh giá cơ sở kinh doanh muối theo các tiêu chí nào?
Dựa vào nội dung Mẫu BB 2.7 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT có thể xác định các tiêu chí đánh giá như sau:
STT | Tiêu chí | Nội dung |
1 | Địa điểm kinh doanh | - Phù hợp; đủ diện tích để bày bán muối và các sản phẩm muối, khu vực chứa đựng, bảo quản; - Không bị ngập nước hoặc bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng; - Không bị ảnh hưởng từ các nguồn ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác; - Có nước sạch đáp ứng QCVN 02:2009/BYT; |
2 | Kết cấu, bố trí cơ sở kinh doanh, khu vực kinh doanh | Cơ sở kinh doanh có nền, tường, trần, cửa…phù hợp, dễ làm vệ sinh...; - Khu vực kinh doanh có đủ diện tích, dễ làm vệ sinh; tách riêng khu vực kinh doanh với các loại sản phẩm khác … |
3 | Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh | - Phù hợp để bày bán, sơ chế hàng hóa; - Vật dụng trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm: không thấm nước, không gây độc cho sản phẩm, dễ làm vệ sinh… |
4 | Muối, muối i-ốt và các sản phẩm muối kinh doanh tại cơ sở | - Có hóa đơn hoặc ghi chép về việc mua/ bán hàng đảm bảo truy xuất được nguồn gốc; - Muối và các sản phẩm muối bao gói sẵn phải có nhãn hàng hóa với đầy đủ thông tin theo quy định… |
5 | Các yếu tố đầu vào phục vụ việc kinh doanh muối, muối i-ốt và các sản phẩm muối | Nước đáp ứng quy định về nước ăn uống; phụ gia, chất bảo quản trong danh mục được phép sử dụng, bảo quản và sử dụng theo đúng quy định… |
6 | Phòng, chống động vật gây hại và xử lý chất thải, nước thải | - Có biện pháp phòng chống động vật gây hại; - Có biện pháp xử lý nước thải, nước thải đáp ứng quy định trước khi xả ra môi trường; - Có dụng cụ/ biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn…; - Nhà vệ sinh (bố trí riêng biệt với khu vực kinh doanh) |
7 | Người trực tiếp bán hàng | Đảm bảo sức khỏe để KD, được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm |
8 | Bao gói, bảo quản, vận chuyển | Vật liệu bao gói, chứa đựng không gây ô nhiễm cho sản phẩm; có nơi bảo quản, phương tiện bảo quản, vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm, được sắp xếp hợp lý và vệ sinh sạch sẽ; ... |
Như vậy, khi thực hiện thẩm định an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh muối, cơ quan thẩm định sẽ đánh giá dựa trên 08 tiêu chí nêu trên.
Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.