Mẫu Biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở nuôi trồng thủy sản mới nhất như thế nào?
Mẫu Biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở nuôi trồng thủy sản mới ra sao?
Mẫu Biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở nuôi trồng thủy sản mới nhất được ban hành là Mẫu BB 1.3 ban hành tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/T-BNNPTNT ngày 30/12/2022.
Tải Mẫu Biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở nuôi trồng thủy sản mới nhất Tại đây.
Mẫu Biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở nuôi trồng thủy sản mới nhất như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc xếp loại cơ sở nuôi trồng thủy sản tại biên bản thẩm định được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo nội dung tại Hướng dẫn mẫu BB 1.3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/T-BNNPTNT ngày 30/12/2022, việc xếp loại cơ sở nuôi trồng thủy sản được hướng dẫn như sau:
(1) Định nghĩa mức lỗi
- Lỗi nghiêm trọng (Se): Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật, gây mất ATTP, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng;
- Lỗi nặng (Ma): Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật, nếu kéo dài sẽ gây mất an toàn thực phẩm nhưng chưa tới mức nghiêm trọng;
- Lỗi nhẹ (Mi): Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật, có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm hoặc gây trở ngại cho việc kiểm soát ATTP nhưng chưa đến mức nặng;
(2) Bảng xếp loại
(3) Diễn giải
- Cơ sở đủ điều kiện: Khi cơ sở xếp loại A hoặc B
+ Cơ sở được xếp loại A khi đạt các điều kiện sau:
++ Không có lỗi nặng và lỗi nghiêm trọng;
++ Tổng số sai lỗi nhẹ (Mi) không quá 04 chỉ tiêu.
+ Cơ sở xếp loại B khi thỏa mãn các điều kiện sau:
++ Không có lỗi nghiêm trọng và
++ Một trong hai trường hợp sau: Không có lỗi nặng, số lỗi nhẹ lớn hơn 04 chỉ tiêu; hoặc số lỗi nặng không quá 02 chỉ tiêu và tổng số lỗi nhẹ + nặng không quá 05 chỉ tiêu.
- Cơ sở xếp chưa đủ điều kiện: Khi cơ sở xếp loại C
Cơ sở xếp loại C khi bị một trong các điều kiện sau:
+ Có lỗi nghiêm trọng hoặc
+ Một trong các trường hợp sau: Có số lỗi nặng ≥ 04 chỉ tiêu; hoặc có số lỗi nặng lớn hơn 02 chỉ tiêu và tổng số lỗi nhẹ + nặng lớn hơn 05 chỉ tiêu.
Đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở nuôi trồng thủy sản dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo nội dung tại Hướng dẫn mẫu BB 1.3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/T-BNNPTNT, việc đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở nuôi trồng thủy sản dựa trên những nguyên tắc sau:
- Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung, mức đánh giá đã được quy định trong mỗi nhóm chỉ tiêu;
- Với mỗi chỉ tiêu, chỉ xác định mức sai lỗi tại các cột có ký hiệu [ ], không được xác định mức sai lỗi vào cột không có ký hiệu [ ];
- Dùng ký hiệu X hoặc đánh dấu vào các vị trí mức đánh giá đã được xác định đối với mỗi nhóm chỉ tiêu;
- Kết quả đánh giá tổng hợp chung của một nhóm chỉ tiêu là mức đánh giá cao nhất của chỉ tiêu trong nhóm, thống nhất ghi như sau: Ac (Đạt), Mi (Lỗi nhẹ), Ma (Lỗi nặng), Se (Lỗi nghiêm trọng);
Phải diễn giải chi tiết sai lỗi đã được xác định cho mỗi nhóm chỉ tiêu và thời hạn cơ sở phải khắc phục sai lỗi đó. Đối với nhóm chỉ tiêu không đánh giá cần ghi rõ lý do trong cột “Diễn giải sai lỗi và thời hạn khắc phục”.
Theo đó, sau khi thực hiện công tác thẩm định dựa vào những nguyên tắc trên, cơ quan thẩm định phải ghi biên bản thâm định theo những yêu cầu sau:
- Ghi đầy đủ thông tin theo quy định trong mẫu biên bản;
- Thẩm tra và ghi thông tin chính xác;
- Nếu sửa chữa trên biên bản, phải có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn kiểm tra.
Xem chi tiết tại Thông tư 32/2022/T-BNNPTNT.
Thông tư 32/2022/T-BNNPTNT chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.