Mẫu biên bản lấy lời khai tai nạn lao động mới nhất hiện nay? Hồ sơ vụ tai nạn lao động bao gồm những gì?
Mẫu biên bản lấy lời khai tai nạn lao động mới nhất hiện nay?
Biên bản lấy lời khai tai nạn lao động hay Biên bản lấy lời khai điều tra tai nạn lao động mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Tải về Mẫu biên bản lấy lời khai tai nạn lao động.
Mẫu biên bản lấy lời khai tai nạn lao động mới nhất hiện nay?
Hồ sơ vụ tai nạn lao động bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP thì hồ sơ vụ tai nạn lao động bao gồm:
Hồ sơ bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau đây:
- Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);
- Sơ đồ hiện trường;
- Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;
- Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
- Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);
- Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
- Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
- Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);
- Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).
Trong một vụ tai nạn lao động, nếu có nhiều người bị tai nạn lao động thì mỗi người bị tai nạn lao động được lập một bộ hồ sơ riêng.
Ai lập biên bản lấy lời khai điều tra tai nạn lao động?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở Điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:
1. Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
2. Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
....
Theo đó, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
Người lao động được bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH thì người lao động được bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
(*) Các trường hợp được bồi thường:
- Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.
- Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên).
(*) Nguyên tắc bồi thường:
- Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;
- Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định sau:
- Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;
- Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
(*) Mức bồi thường:
Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH được tính như sau:
- Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH:
Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}
Trong đó:
- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
- 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
- a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.