Mẫu Biên bản họp chi đoàn mới nhất 2023? Chi đoàn sinh hoạt bao nhiêu tháng một lần theo Điều lệ Đoàn?
Mẫu Biên bản họp Chi đoàn mới nhất 2023?
Dưới đây là một vài Biên bản họp Chi đoàn có thể tham khảo:
> Mẫu Biên bản họp Chi đoàn 1: Tại đây
> Mẫu Biên bản họp Chi đoàn 2: Tại đây
> Mẫu Biên bản họp Chi đoàn 3: Tại đây
> Mẫu Biên bản họp Chi đoàn 4: Tại đây
Mẫu Biên bản họp chi đoàn mới nhất 2023? Chi đoàn sinh hoạt bao nhiêu tháng một lần theo Điều lệ Đoàn? (Hình từ Internet)
Chi đoàn sinh hoạt bao nhiêu tháng một lần theo Điều lệ Đoàn?
Căn cứ quy định tại Điều 17 Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 2022 như sau:
Điều 17:
1. Tổ chức cơ sở Đoàn gồm: Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở, là nền tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo đơn vị học tập, công tác, lao động, nơi cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức cơ sở Đoàn có thể trực thuộc Đoàn cấp huyện, Đoàn cấp tỉnh tùy thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị.
3. Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi. Chi đoàn sinh hoạt định kỳ một tháng một lần; đối với các đơn vị đặc thù thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.
4. Đơn vị có ba đoàn viên trở lên được thành lập chi đoàn. Nếu chưa đủ ba đoàn viên thì Đoàn cấp trên giới thiệu đến sinh hoạt ở một tổ chức cơ sở Đoàn thích hợp. Chi đoàn có thể thành lập các phân đoàn.
5. Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn. Đơn vị có từ hai chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên thì thành lập Đoàn cơ sở.
6. Trong một địa bàn, lĩnh vực hoạt động có nhiều chi đoàn, có nhu cầu liên kết, phối hợp thì có thể thành lập liên chi đoàn.
7. Các đội thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích, các đội hình lao động trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng, an ninh có thời hạn xác định được thành lập tổ chức Đoàn theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn
Như vậy, theo quy định thì hiện nay, Chi đoàn thực hiện sinh hoạt định kỳ 01 tháng/lần. Đối với các đơn vị đặc thù thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.
Tổ chức cơ sở Đoàn có những nhiệm vụ và quyền như thế nào?
Theo Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tổ chức cơ sở Đoàn gồm: Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở, là nền tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo đơn vị học tập, công tác, lao động, nơi cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Căn cứ theo Điều 18 Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Điều 19 Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tổ chức cơ sở Đoàn có các nhiệm vụ và quyền sau:
(1) Về nhiệm vụ
- Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.
- Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị.
- Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.
(2) Về quyền
- Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tiếp nhận, chuyển sinh hoạt Đoàn; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp; giới thiệu cán bộ, đoàn viên vào quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức kinh tế, xã hội.
- Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tuổi trẻ; phối hợp với các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội tạo môi trường, điều kiện thuận lợi trong công tác thanh niên.
- Tổ chức các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Đoàn; được sử dụng con dấu hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.