Mẫu biên bản đấu giá tài sản mới nhất 2024 ra sao? Từ chối ký vào biên bản đấu giá có được nhận lại tiền đặt trước không?

Mẫu biên bản đấu giá tài sản mới nhất 2024 ra sao? Từ chối ký vào biên bản đấu giá có được nhận lại tiền đặt trước không?

Mẫu biên bản đấu giá tài sản sản mới nhất 2024 ra sao?

Mẫu biên bản đấu giá tài sản sản mới nhất 2024 là Mẫu TP-ĐGTS-20-sđ ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP thay thế Mẫu TP-ĐGTS-20 ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BTP:

>> Tải về mẫu biên bản đấu giá tài sản sản mới nhất 2024: Tải về

Mẫu biên bản đấu giá tài sản sản mới nhất 2024 ra sao? Từ chối ký vào biên bản đấu giá có được nhận lại tiền đặt trước không?

Mẫu biên bản đấu giá tài sản sản mới nhất 2024 ra sao? Từ chối ký vào biên bản đấu giá có được nhận lại tiền đặt trước không?

Từ chối ký biên bản đấu giá tài sản có được nhận lại tiền đặt trước không?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 29 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước như sau:

Tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước
...
6. Người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong các trường hợp sau đây:
a) Đã nộp tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc đấu giá, buổi công bố giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng;
b) Bị truất quyền tham gia đấu giá do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này;
c) Từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này;
d) Rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận theo quy định tại Điều 50 của Luật này;
đ) Từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 của Luật này.
...

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 44 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về biên bản đấu giá như sau:

Biên bản đấu giá
1. Cuộc đấu giá chấm dứt khi đấu giá viên công bố người trúng đấu giá hoặc khi đấu giá không thành theo quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này.
2. Diễn biến của cuộc đấu giá phải được ghi vào biên bản đấu giá. Biên bản đấu giá phải được lập tại cuộc đấu giá và có chữ ký của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá, người ghi biên bản, người trúng đấu giá, người có tài sản đấu giá, đại diện của những người tham gia đấu giá. Trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện thì biên bản đấu giá còn phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng.
3. Người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá được coi như không chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc không chấp nhận mua tài sản đấu giá đối với tài sản mà theo quy định của pháp luật kết quả đấu giá tài sản phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Biên bản đấu giá được đóng dấu của tổ chức đấu giá tài sản; trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện thì biên bản phải được đóng dấu của người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản.

Như vậy, đối với trường hợp người đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá tài sản thì được coi như không chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Trường hợp này người đấu giá sẽ không được nhận lại tiền đặt trước.

Tài sản đấu giá bao gồm những tài sản nào?

Theo quy định tại Điều 4 Luật Đấu giá tài sản 2016, tài sản đấu giá bao gồm:

- Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:

+ Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

+ Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;

+ Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;

+ Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

+ Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

+ Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;

+ Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

+ Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;

+ Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

+ Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;

+ Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

+ Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;

+ Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;

+ Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.

- Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đấu giá tài sản 2016.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,139 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào