Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học mới nhất như thế nào?
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học mới nhất như thế nào?
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học là một tài liệu quan trọng trong công tác quản lý hóa chất. Báo cáo này giúp đảm bảo việc sử dụng hóa chất tuân thủ các quy định pháp luật và an toàn trong nghiên cứu.
DƯỚI ĐÂY LÀ MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT CHO THÍ NGHIỆM, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:
UBND……….. SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc __________________________ |
Số: …………../- ….. | ……, ngày… tháng …… năm … |
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT CHO THÍ NGHIỆM, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ
Căn cứ Luật hóa chất;
Căn cứ Thông tư Thông tư số ……./2019/TT-BKHCN ngày …. tháng …. năm 2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quy định sử dụng hóa chất để thí nghiệm, nghiên cứu khoa học;
Sở Khoa học và Công nghệ ………. báo cáo tình hình quản lý và hoạt động hóa chất trên địa bàn…… như sau:
1. Thông tin chung về tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, bao gồm các thông tin chính như:
- Số lượng tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học được phân theo các nhóm: hoá chất cấm, hóa chất nguy hiểm;
- Số lượng hóa chất cấm nhập khẩu, mua, sử dụng cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học (nếu có);
Đánh giá chung:………………………………………………….
2.Thực trạng công tác quản lý sử dụng an toàn hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học
2.1. Tình hình chung thực hiện quy định về an toàn hóa chất
- Số lượng các tổ chức đã Xây dựng, phê duyệt và ban hành nội quy, quy trình, hướng dẫn vận hành an toàn sử dụng hóa chất; xây dựng Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; có sự thay đổi điều chỉnh nội dung Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (thuộc diện phải xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó).
- Số lượng và tình hình tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất theo Kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
2.2. Tình hình tai nạn, sự cố
- Tình hình sự cố hóa chất trong năm …..
- Tổng số sự cố xảy ra:………………………………………..
Xem thêm...
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học |
*Lưu ý: Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học chỉ mang tính chất tham khảo!
Việc lập mẫu báo cáo cần chi tiết, minh bạch, và phù hợp với đặc thù của từng phòng thí nghiệm. Ngoài ra, mẫu báo cáo này còn hỗ trợ trong việc kiểm soát số lượng hóa chất tiêu thụ và giảm thiểu rủi ro môi trường.
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học mới nhất như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Hồ sơ theo dõi tình hình sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 04/2019/TT-BKHCN quy định hồ sơ theo dõi tình hình sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học bao gồm:
(1) Phòng thí nghiệm lập hồ sơ theo dõi sử dụng hóa chất nguy hiểm và hóa chất cấm, bao gồm:
- Sổ theo dõi sử dụng hóa chất nguy hiểm và hóa chất cấm;
- Hồ sơ, tài liệu của từng loại hóa chất cấm dùng để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học (nếu có);
- Phiếu an toàn hóa chất đối với các loại hóa chất độc hại, dễ gây nguy hiểm theo quy định tại Điều 24 Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
(2) Nội dung ghi chép trong sổ theo dõi sử dụng hóa chất nguy hiểm và hóa chất cấm cập nhật đầy đủ các thông tin gồm: tên khoa học, tên thương mại, công thức hóa học của hóa chất; số lượng, khối lượng hóa chất sử dụng, hóa chất thải; phân nhóm hóa chất nguy hiểm; thông tin liên quan đến sự cố hóa chất, an toàn hóa chất; những đặc tính, tác động phát sinh mới gây nguy hiểm của hóa chất.
(3) Sổ theo dõi sử dụng hóa chất nguy hiểm và hóa chất cấm, phiếu an toàn hóa chất được lưu giữ thống nhất tại nơi quy định trong phòng thí nghiệm.
(4) Thời gian lưu giữ hồ sơ ghi chép theo dõi tình hình sử dụng đối với hóa chất nguy hiểm ít nhất là ba năm, hóa chất cấm ít nhất là mười năm, kể từ ngày kết thúc sử dụng hóa chất đó.
(5) Định kỳ hằng năm kiểm kê hóa chất, cập nhật theo dõi các hóa chất cũ, đã hết hạn sử dụng để có biện pháp xử lý bảo đảm an toàn.
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu khoa học như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 04/2019/TT-BKHCN quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu khoa học như sau:
- Thực hiện quản lý hóa chất và quản lý an toàn hóa chất theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng, phê duyệt và ban hành nội quy, quy trình, hướng dẫn sử dụng hóa chất an toàn, phù hợp với quy định của pháp luật.
- Xây dựng kho chứa hóa chất, phòng thí nghiệm đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, phù hợp với tính chất đặc thù chuyên ngành, quy mô và đặc tính nguy hiểm của các loại hóa chất sử dụng.
- Bố trí đầy đủ nguồn nhân lực, trang thiết bị an toàn, trang thiết bị bảo hộ lao động và phân công người theo dõi về an toàn hóa chất, quản lý, lưu giữ, xử lý sự cố hóa chất.
- Bảo đảm các điều kiện an toàn cho con người và môi trường trong quá trình lưu giữ, sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định tại Luật hóa chất 2007 và Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
- Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất hoặc cử người tham gia các khóa huấn luyện của các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
- Tổ chức các hoạt động bảo đảm an toàn sử dụng hóa chất, bao gồm:
+ Phổ biến, hướng dẫn cho người sử dụng hóa chất nắm vững quy định về nội quy an toàn sử dụng hóa chất, quy trình thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học và có kỹ năng đảm bảo xử lý an toàn những sự cố tại nơi làm việc;
+ Cung cấp và duy trì đầy đủ, phù hợp các trang thiết bị an toàn và trang thiết bị bảo hộ lao động để bảo đảm an toàn môi trường làm việc;
+ Bố trí các trang thiết bị an toàn gọn gàng, dễ thấy, dễ lấy và đầy đủ.
- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ, báo cáo chính xác, kịp thời về sử dụng hóa chất cấm cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
- Lập hồ sơ theo dõi hóa chất và lưu giữ phiếu an toàn hóa chất theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị an toàn theo quy định của pháp luật về đo lường.
- Xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất thực hiện theo quy định tại Điều 35 Luật hóa chất 2007.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.