Mẫu Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi từ ngày 20/02/2023 được quy định như thế nào?
Mẫu Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi mới nhất là mẫu nào?
Căn cứ Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi.
Mẫu Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi mới nhất được ban hành tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNT.
Mẫu Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi mới nhất Tại đây.
Mẫu Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi từ ngày 20/02/2023 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm báo cáo của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và cơ quan Nhà nước ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNT, trách nhiệm báo cáo của cơ sở sản xuất và cơ quan Nhà nước được xác định như sau:
(1) Đối với cơ sở sản xuất:
- Báo cáo định kỳ:
+ Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng (gọi chung là "cơ sở sản xuất") lập báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi định kỳ hàng tháng theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNT;
+ Cơ sở sản xuất gửi báo cáo về Cục Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn trước ngày 07 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo thông qua các phương thức sau:
++ Thông qua Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
++ Dịch vụ bưu chính;
++ Điện thử (Fax);
++ Gửi trực tiếp;
- Báo cáo đột xuất:
Cơ sở sản xuất thực hiện báo cáo đột xuất gửi về Cục Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
(2) Đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
- Báo cáo định kỳ:
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi định kỳ hàng tháng theo mẫu quy định tại Phụ lục IVa ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNT;
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi báo cáo về Cục Chăn nuôi, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 07 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo thông qua các phương thức sau:
++ Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
++ Trục liên thông văn bản quốc gia;
++ Dịch vụ bưu chính;
++ Điện thử (Fax);
++ Thư điện tử;
++ Gửi trực tiếp;
- Báo cáo đột xuất:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện báo cáo đột xuất gửi về Cục Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Cục Chăn nuôi chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi trên phạm vi cả nước.
Khi nào mẫu báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi được chính thức áp dụng?
Tại Điều 4 Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNN có quy định về điều khoản thi hành như sau:
Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 2 năm 2023.
2. Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Chăn nuôi) để xem xét, giải quyết./.
Theo đó, từ ngày 20/02/2023, quy định về mẫu báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNT sẽ được đưa vào áp dụng.
Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 20/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.