Mẫu báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng mới nhất 2024? Tải mẫu báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng ở đâu?

Mẫu báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng mới nhất 2024? Tải mẫu báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng ở đâu? Thắc mắc của anh H.N ở Khánh Hòa.

Mẫu báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng mới nhất 2024? Tải mẫu báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng ở đâu?

Mẫu báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng là Mẫu số 11 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-NHNN.

Tải về Mẫu báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng tại đây

Mẫu báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng mới nhất 2024? Tải mẫu báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng ở đâu?

Mẫu báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng mới nhất 2024? Tải mẫu báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng ở đâu? (Hình từ internet)

Tổ chức tiêu hủy tiền đúc hỏng được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 02/2014/TT-NHNN, quy định về nguyên tắc tiêu hủy tiền in, đúc hỏng gồm có như sau:

- Đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản và bí mật Nhà nước

- Sau khi tiêu hủy tiền đúc hỏng phải trở thành phế liệu và không thể sử dụng lại được;

- Tiền đúc hỏng và kim loại đúc tiền hỏng đem tiêu hủy phải là những miếng đã được đánh dấu hỏng;

- Tiền đúc hỏng tiêu hủy theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải được kiểm đếm 100% và tiêu hủy đúng với số lượng thực tế sau kiểm đếm;

- Việc giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy tiền đúc hỏng phải được thực hiện trong các gian phòng riêng biệt có cửa, khóa đảm bảo an toàn theo quy định hiện hành về chế độ giao nhận, bảo quản tiền của Ngân hàng Nhà nước.

Quy trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Chương 3 Thông tư 02/2014/TT-NHNN, quy định về quy trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng như sau:

(1) Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu cotton và tiền đúc hỏng, kim loại đúc tiền hỏng, quy trình tiêu hủy gồm 03 công đoạn như sau

Công đoạn giao nhận:

Bước 1: Căn cứ số lượng từng loại tiền in, đúc hỏng đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép tiêu hủy, Giám đốc cơ sở in, đúc tiền làm thủ tục xuất kho, giao tiền in, đúc hỏng cho Hội đồng tiêu hủy theo kế hoạch của Hội đồng tiêu hủy.

Bước 2: Tổ giao nhận thực hiện việc nhận tiền in, đúc hỏng do cơ sở in, đúc tiền giao theo trình tự:

- Căn cứ phiếu xuất kho của cơ sở in, đúc tiền, Tổ trưởng Tổ giao nhận thực hiện nhận tiền in, đúc hỏng theo phương thức:

Tiền in hỏng giao nhận theo gói (đủ 10 bó = 10.000 hình) nguyên niêm phong; giấy in tiền hỏng giao nhận theo gói (đủ 500 tờ to) nguyên niêm phong; tiền đúc hỏng, kim loại đúc tiền hỏng nhận theo thùng nguyên niêm phong (đủ số lượng thỏi, miếng theo quy cách đóng thùng của cơ sở in, đúc tiền); trường hợp gói, thùng tiền không đủ số lượng theo quy cách thì nhận theo số thực tế nguyên niêm phong;

- Kiểm tra niêm phong gói, thùng tiền phải đủ các yếu tố quy định như: họ tên, chữ ký người đóng gói, thùng niêm phong; ngày, tháng, năm đóng gói, thùng niêm phong; số lượng, chủng loại tiền in, đúc hỏng;

- Trường hợp có thừa, thiếu, nhầm lẫn, xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 02/2014/TT-NHNN;

- Lập biên bản giao nhận giữa cơ sở in, đúc tiền và Hội đồng tiêu hủy trong ngày có xác nhận của giám sát viên tại Tổ giao nhận (theo Mẫu biểu số 01 đính kèm Thông tư 02/2014/TT-NHNN).

Bước 3: Bàn giao tiền in, đúc hỏng đã nhận từ kho cơ sở in, đúc tiền cho Tổ kiểm đếm. Lập biên bản giao nhận giữa Tổ giao nhận và Tổ kiểm đếm trong ngày có xác nhận của giám sát viên tại từng tổ (theo Mẫu biểu số 07 đính kèm Thông tư này).

Công đoạn kiểm đếm:

Bước 1: Tổ trưởng Tổ kiểm đếm nhận tiền in, đúc hỏng của Tổ giao nhận theo trình tự quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 11 Thông tư 02/2014/TT-NHNN.

Bước 2: Tiền in hỏng được kiểm đếm bằng máy đếm tiền hoặc đếm bằng tay đối với số tiền bị bết dính. Giấy in tiền hỏng được đếm bằng tay, hai người cùng đếm hai đầu góc của gói giấy in tiền. Tiền đúc hỏng, kim loại đúc tiền hỏng được kiểm đếm bằng máy đếm tiền hoặc đếm bằng tay đối với số tiền bị hoen gỉ, bết cục.

Bước 3: Thực hiện kiểm đếm, xác định số lượng, chủng loại tiền in, đúc hỏng:

Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng: cắt dây buộc bó tiền để kiểm đếm hình, tờ (không được làm rách niêm phong); kiểm đếm xong, nếu đủ số lượng, chủng loại mới xé niêm phong cũ;

Đối với tiền đúc hỏng, kim loại đúc tiền hỏng: mở thùng, hộp tiền kim loại (không làm rách niêm phong); cắt giấy quấn thỏi tiền kim loại, kiểm đếm miếng; kiểm đếm xong nếu đủ số lượng, chủng loại mới xé niêm phong cũ.

Bước 4: Trường hợp có thừa, thiếu, nhầm lẫn, xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 02/2014/TT-NHNN.

Bước 5: Đóng bó (gói, túi, bao) và niêm phong mới:

- Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng:

Đối với tiền in hỏng: 100 hình xếp thành một thếp, 10 thếp đóng thành 01 bó. Đối với giấy in tiền hỏng: 500 tờ to xếp thành 1 gói.

Dùng đoạn dây không có nối, buộc một vòng ngang, một vòng dọc bó, gói tiền; dán niêm phong mới đè lên nút buộc, niêm phong ghi đầy đủ các yếu tố: ngày, tháng, năm; loại tiền; số lượng; họ tên, chữ ký người kiểm đếm. Trường hợp không đủ số lượng để đóng bó, gói thì niêm phong theo số lượng thực tế;

- Đối với tiền đúc hỏng, kim loại đúc tiền hỏng:

1.000 miếng đóng vào một túi vải, 10 túi đóng vào 01 bao. Dùng đoạn dây không có nối buộc chặt miệng túi, đầu bao và dán niêm phong đè lên nút buộc (tách riêng để 2 đầu dây cách nhau), niêm phong ghi đầy đủ các yếu tố: ngày, tháng, năm loại tiền; số lượng; họ tên, chữ ký người kiểm đếm. Trường hợp không đủ số lượng để đóng túi, bao thì niêm phong theo số lượng thực tế.

Bước 6: Xuất giao tiền in, đúc hỏng đã kiểm đếm cho Tổ cắt hủy.

Bước 7: Lập biên bản giao nhận giữa Tổ kiểm đếm và Tổ cắt hủy có xác nhận của giám sát viên tại từng tổ (theo Mẫu biểu số 07 đính kèm Thông tư 02/2014/TT-NHNN).

Bước 8: Cuối ngày, số tiền in, đúc hỏng chưa kiểm đếm hết phải được cho vào lồng sắt có khóa, niêm phong (ghi rõ tiền in, đúc hỏng chưa kiểm đếm hết; ngày, tháng năm; tên tổ gửi; loại tiền; số lượng; họ tên, chữ ký người gửi; chữ ký xác nhận của giám sát viên tại Tổ kiểm đếm), vào sổ giao nhận (theo Mẫu biểu số 06 đính kèm Thông tư 02/2014/TT-NHNN) và gửi vào kho tiêu hủy để bảo quản.

Số tiền in, đúc hỏng đã kiểm đếm nhưng chưa giao hết cho Tổ cắt hủy phải được cho vào lồng sắt có khóa, niêm phong (ghi rõ tiền in, đúc hỏng đã kiểm đếm nhưng chưa giao cho Tổ cắt hủy; ngày, tháng năm; tên tổ; loại tiền; số lượng; họ tên, chữ ký Tổ trưởng; chữ ký xác nhận của giám sát viên tại Tổ kiểm đếm), lập biên bản giao nhận (theo Mẫu biểu số 08 đính kèm Thông tư 02/2014/TT-NHNN) và bàn giao lại cho Hội đồng tiêu hủy.

Bước 9: Lập biên bản kết quả kiểm đếm trong ngày gửi Hội đồng tiêu hủy có chữ ký của giám sát viên tại tổ (theo Mẫu biểu số 12 đính kèm Thông tư 02/2014/TT-NHNN).

Công đoạn cắt hủy:

Bước 1: Tổ cắt hủy nhận của Tổ kiểm đếm các loại tiền in, đúc hỏng đã kiểm đếm, đóng bó và niêm phong mới theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Thông tư 02/2014/TT-NHNN.

Bước 2: Trường hợp có nghi vấn thừa, thiếu, nhầm lẫn, xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 02/2014/TT-NHNN.

Bước 3: Tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng được đưa vào máy cắt hủy để cắt thành mảnh phế liệu có chiều rộng tối đa 01 cm, chiều dài tối đa 20cm.

Tiền đúc hỏng, kim loại đúc tiền hỏng được đưa vào máy hủy chuyên dùng để cắt thành mảnh phế liệu (ít nhất 03 mảnh tùy kích thước đồng tiền). Trường hợp sử dụng phương pháp dập hủy định dạng hoặc nung chảy hoàn toàn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Bước 4: Cuối ngày, số tiền in, đúc hỏng chưa cắt hủy hết phải được cho vào lồng sắt có khóa, niêm phong (ghi rõ tiền in, đúc hỏng chưa cắt hủy hết; ngày, tháng năm; tên tổ gửi; loại tiền; số lượng; họ tên, chữ ký người gửi; chữ ký xác nhận của giám sát viên tại Tổ cắt hủy), vào sổ giao nhận (theo Mẫu biểu số 06 đính kèm Thông tư 02/2014/TT-NHNN) và gửi vào kho tiêu hủy để bảo quản.

Bước 5: Phế liệu thu hồi sau tiêu hủy được đóng bao, khâu kín miệng bao, đưa vào kho phế liệu tiêu hủy để bảo quản.

Bước 6: Tổ cắt hủy lập biên bản kết quả cắt hủy trong ngày có xác nhận của giám sát viên (theo Mẫu biểu số 13 đính kèm Thông tư 02/2014/TT-NHNN). Cuối đợt tiêu hủy tiền in, đúc hỏng, Hội đồng tiêu hủy lập báo cáo tổng hợp kết quả cắt hủy có xác nhận của Hội đồng giám sát (theo Mẫu biểu số 15, 16 đính kèm Thông tư 02/2014/TT-NHNN).

Bước 7: Hội đồng tiêu hủy lập biên bản giao nhận, bàn giao toàn bộ phế liệu đã cắt hủy, đóng bao trong ngày cho cơ sở in, đúc tiền có xác nhận của Hội đồng giám sát (theo Mẫu biểu số 14 đính kèm Thông tư 02/2014/TT-NHNN).

(2) Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu polymer, quy trình tiêu hủy gồm 04 công đoạn: giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy nêu trên và công đoạn hủy hoàn toàn do cơ sở in, đúc tiền thực hiện.

Công đoạn hủy hoàn toàn:

Đối với phế liệu đã cắt nhỏ bằng chất liệu polymer, Giám đốc cơ sở in, đúc tiền chịu trách nhiệm xây dựng quy trình cụ thể và tổ chức thực hiện công đoạn hủy hoàn toàn.

Thông tư 19/2023/TT-NHNN thay thế Thông tư 07/2017/TT-NHNN và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 02 năm 2024.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
584 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào