Mẫu báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập mới nhất năm 2024?
Mẫu báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập mới nhất năm 2022?
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục 6 Ban hành kèm theo Thông tư 56/2022/TT-BTC, mẫu báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập:
Xem chi tiết và tải mẫu báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập: Tại đây.
Mới nhất mẫu báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập năm 2022?
Giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 56/2022/TT-BTC, giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như sau:
- Đơn vị sự nghiệp công xây dựng phương án tự chủ tài chính và đề xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị; lập dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này; báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (đơn vị dự toán cấp 1) theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị xây dựng phương án tự chủ tài chính và đề xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính gửi cơ quan tài chính cùng cấp theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Căn cứ phương án tự chủ tài chính do đơn vị đề xuất, cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp, thẩm tra phương án phân loại mức độ tự chủ tài chính và dự toán thu, chi của các đơn vị trực thuộc, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để xem xét, có ý kiến theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
- Đối với đại học vùng:
+ Các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc đại học vùng có trách nhiệm xây dụng phương án tự chủ tài chính và đề xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi đại học vùng để tổng hợp chung;
+ Đại học vùng có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng phương án tự chủ tài chính cho toàn bộ đơn vị (bao gồm cả các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc) bảo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp chung phương án phân loại và dự toán thu, chi của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, gửi Bộ Tài chính theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này;
+ Việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc đại học vùng do đại học vùng quyết định; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến thống nhất trước khi quyết định.
- Giao quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam bao gồm 02 nội dung:
+ Đối với các đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực thông tin và truyền thông:
+ Đối với các đơn vị sự nghiệp công trong các lĩnh vực khác.
- Khi rà soát phương án tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc, trường hợp đơn vị hoạt động không hiệu quả, các Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện sắp xếp tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị theo quy định tại khoản 6 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.
- Việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công được ổn định trong thời gian 05 (năm) năm, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Thời kỳ ổn định tự chủ tài chính lần đầu được áp dụng đến năm 2025.
- Sau mỗi thời kỳ ổn định, các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát, nâng mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị nhóm 3 trực thuộc theo lộ trình quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.
Xem chi tiết nội dung quy định tại: Điều 9 Thông tư 56/2022/TT-BTC.
Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu quốc gia về tài sản công và tài chính của đơn vị sự nghiệp trong toàn quốc?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 56/2022/TT-BTC quy định như sau:
* Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công của đơn vị sự nghiệp công trong toàn quốc được quản lý, vận hành, trao đổi và khai thác theo quy định tại Mục 1 Chương XIII Nghị định 151/2017/NĐ-CP; Thông tư 67/2018/TT-BTC.
- Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chi đạo đơn vị sự nghiệp công thực hiện quy định về chế độ báo cáo theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định 151/2017/NĐ-CP; thực hiện kế khai, cập nhật thông tin, bảo đảm kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
* Hệ thống thông tin dữ liệu về tài chính của đơn vị sự nghiệp công
- Báo cáo định kỳ quy định tại Điều 16 Thông tư này được thể hiện dưới hình thức văn bản điện tử và gửi đến cơ quan nhận báo cáo thông qua hệ thống trục liên thông văn bản điện tử của Chính phủ;
Trường hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ chưa tham gia hệ thống trục liên thông văn bản điện tử của Chính phủ hoặc hạ tầng cơ sở dữ liệu điện tử chưa hoàn thiện đồng bộ thì thực hiện gửi báo cáo dưới hình thức văn bản giấy đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức: Gửi trực tiếp; gửi qua dịch vụ bưu chính, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
- Hệ thống thông tin dữ liệu về tài chính của đơn vị sự nghiệp công phải đảm bảo phù hợp với mô hình xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định. Việc cập nhật vào Flệ thống thông tin dữ liệu về tài chính của đơn vị sự nghiệp công phải được kiểm tra, phân loại, đánh giá, xử lý, tích hợp, số hóa và chuẩn hóa theo quy định;
Ngoài phương thức gửi báo cáo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Thông tư 56/2022/TT-BTC, các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tinh có trách nhiệm gửi báo cáo bằng hình thức gửi dữ liệu qua mạng điện tử theo quy định, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài chính hướng dẫn và chịu trách nhiệm về tính pháp lý, sự chính xác, trung thực của các dữ liệu do mình cung cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.