Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án đầu tư theo Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT ra sao?
Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án đầu tư theo Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT ra sao?
Căn cứ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án đầu tư (Mẫu số 05) như sau:
>> Tải mẫu báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án đầu tư tại đây.
Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án đầu tư theo Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT ra sao? (Hình từ internet)
Hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư gồm có những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định
1. Hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư của chủ đầu tư, gồm:
a) Tờ trình thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi Điều chỉnh;
c) Báo cáo giám sát, đánh giá Điều chỉnh dự án đầu tư;
d) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ quản để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư của cơ quan chủ quản, gồm:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ;
b) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Cơ quan chủ quản gửi 01 bộ hồ sơ dự án điều chỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
6. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.
7. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm:
a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Báo cáo thẩm định điều chỉnh dự án của Hội đồng thẩm định nhà nước;
c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
8. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh dự án theo quy chế làm việc của Chính phủ.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư gồm có các giấy tờ như sau:
(1) Hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư của chủ đầu tư:
- Tờ trình thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi Điều chỉnh;
- Báo cáo giám sát, đánh giá Điều chỉnh dự án đầu tư;
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
(2) Hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư của cơ quan chủ quản:
- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ;
- Tờ trình thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi Điều chỉnh;
- Báo cáo giám sát, đánh giá Điều chỉnh dự án đầu tư;
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
(3) Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước:
- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ;
- Tờ trình thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi Điều chỉnh;
- Báo cáo giám sát, đánh giá Điều chỉnh dự án đầu tư;
- Báo cáo thẩm định điều chỉnh dự án của Hội đồng thẩm định nhà nước;
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Nội dung thẩm định điều chỉnh dự án gồm có gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về nội dung thẩm định gồm có như sau:
- Các nội dung Điều chỉnh phải được thẩm định.
- Nội dung thẩm định điều chỉnh dự án tương ứng với nội dung thẩm định sau:
+ Đánh giá về hồ sơ dự án: căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định;
+ Sự cần thiết phải đầu tư dự án;
+ Sự phù hợp của dự án với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; sự phù hợp với chủ trương đầu tư dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Đánh giá về việc phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đầu ra của dự án; phân tích, lựa chọn quy mô dự án; hình thức đầu tư; phân tích các điều kiện tự nhiên, Điều kiện kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư dự án;
+ Đánh giá về nhu cầu sử dụng đất; điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có);
+ Đánh giá về thời gian, tiến độ thực hiện, các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư; phân kỳ đầu tư;
+ Đánh giá về nguồn nguyên liệu; máy móc, thiết bị; phương án lựa chọn công nghệ, kỹ thuật, thiết bị;
+ Đánh giá tác động môi trường (nếu có) theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; phòng chống cháy, nổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh và các yếu tố khác;
+ Đánh giá về tổng mức đầu tư: căn cứ xác định và mức độ chính xác về tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn, tính khả thi của các phương án huy động vốn; khả năng huy động vốn theo tiến độ đầu tư; khả năng thu hồi vốn và trả nợ vốn vay;
+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án;
+ Đánh giá về hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả tài chính, hiệu quả và tác động kinh tế - xã hội của dự án; tác động lan tỏa của dự án đến sự phát triển ngành, lĩnh vực, các vùng lãnh thổ và các địa phương; đến tạo thêm nguồn thu ngân sách, việc làm, thu nhập và đời sống người dân; các tác động đến môi trường và phát triển bền vững;
+ Phân tích rủi ro; đào tạo nguồn nhân lực (nếu có);
+ Đánh giá phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định canh, định cư (nếu có);
+ Đánh giá về việc tổ chức quản lý dự án, bao gồm: xác định chủ đầu tư; hình thức quản lý dự án: mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án.
Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.